Đó là câu chuyện về một gia đình sống ở căn hộ cao cấp trung tâm Tokyo. Hiện tại người vợ cũ (55 tuổi) sống trong một căn hộ cao cấp tại trung tâm thành phố đang tham gia phiên hòa giải ly hôn do chồng cô khởi kiện từ 9 năm trước. Mức bồi thường được người chồng, một doanh nhân đưa ra lên đến gần 6 tỷ yên (hơn 1.000 tỷ đồng), bao gồm phân chia tài sản và tiền an ủi tinh thần. Tuy nhiên, người vợ vẫn một mực từ chối.
Hành vi ngoại tình của chồng đã kéo dài từ khi người đàn ông 30 tuổi. Người vợ nhiều lần phát hiện chồng dan díu với những người phụ nữ khác. Mỗi lần như vậy, bà đều thuê thám tử tư điều tra và yêu cầu những người phụ nữ kia chấm dứt mối quan hệ với chồng mình.

Nghi thức đập nát nhẫn, đánh dấu sự kết thúc của một cuộc hôn nhân ở Nhật. Nó là biểu tượng của sự tan vỡ, mất mát...
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây người chồng đã chuyển đến sống cùng nhân tình tại nơi công tác và không còn về căn hộ chung với vợ. Trong thời gian đó, người vợ sống ly thân và nhận được 1,8 triệu yên/tháng (306 triệu đồng mỗi tháng) tiền chu cấp nuôi con từ chồng. Đến khi con cái trưởng thành, người chồng lại tiếp tục quay lại năn nỉ vợ ly hôn. Ông ta hứa sẽ chia cho vợ 5 tỷ yên (850 tỷ đồng) từ tài sản bao gồm căn hộ cao cấp, tiền tiết kiệm cùng 30 triệu yên (5,1 tỷ đồng) tiền bồi thường cho việc ngoại tình.
Dù được chồng đề nghị một khoản tiền được xem là “khủng” nhưng người vợ vẫn chưa đồng ý.
Câu chuyện ly hôn của cặp vợ chồng trung niên này không đơn giản chỉ là một thỏa thuận tài chính. Đằng sau đó là hành trình chung sống với một người đàn ông mà ngoại tình đã trở thành thói quen cũng như vấn đề "ly hôn tuổi trung niên" đang ngày càng phổ biến tại Nhật Bản.

Ly hôn, đặc biệt ở tuổi trung niên, bị coi là “đáng xấu hổ” hoặc thất bại cá nhân, nhất là với phụ nữ ở Nhật Bản.
Ly hôn "xám" ở Nhật Bản
Ly hôn tuổi trung niên (thường từ 40-60 tuổi, còn gọi là “ly hôn xám” – gray divorce) đang ngày càng phổ biến tại Nhật Bản, nhưng vẫn là một chủ đề nhạy cảm do các yếu tố văn hóa, kinh tế, và xã hội.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tỷ lệ ly hôn tại Nhật Bản tăng từ 1,66/1.000 dân năm 2000 lên 1,94/1.000 dân năm 2020. Trong đó, các cặp vợ chồng trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ đáng kể, đặc biệt là nhóm 50-60 tuổi.
Trong văn hóa Nhật Bản, hôn nhân từng được xem là “trọn đời” (issho), đặc biệt với thế hệ trung niên trở lên. Ly hôn, đặc biệt ở tuổi trung niên, bị coi là “đáng xấu hổ” hoặc thất bại cá nhân, nhất là với phụ nữ. Điều này khiến nhiều người, như người vợ trong bài, do dự khi chấp nhận ly hôn dù điều kiện tài chính hấp dẫn.
Phụ nữ trung niên thường chịu áp lực giữ gìn “hình ảnh gia đình hoàn hảo” (kazoku no taimen), đặc biệt trong tầng lớp thượng lưu như gia đình người phụ nữ. Ly hôn có thể dẫn đến mất vị thế xã hội hoặc sự cô lập từ bạn bè, họ hàng.
Theo Asahi