Từ thí nghiệm gây rúng động: Đây là 3 nơi cha mẹ TUYỆT ĐỐI đừng đưa con đến, ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề

Thí nghiệm này vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức.

Năm 1920, nhà Tâm lý học người Mỹ John Watson – người sáng lập trường phái Tâm lý học hành vi – đã thiết kế một thí nghiệm vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức. Đối tượng của thí nghiệm là một bé trai mới 9 tháng tuổi, tên là Albert.

Trước khi bắt đầu thí nghiệm, Watson đã tiến hành kiểm tra cảm xúc cơ bản của bé Albert. Ông cho bé tiếp xúc với nhiều đồ vật khác nhau như chuột trắng, thỏ, chó, khỉ, mặt nạ có tóc và không có tóc, bông gòn, báo giấy bị đốt cháy… Kết quả cho thấy bé Albert không hề cảm thấy sợ hãi trước bất kỳ vật nào trong số đó.

Từ thí nghiệm gây rúng động: Đây là 3 nơi cha mẹ TUYỆT ĐỐI đừng đưa con đến, ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề- Ảnh 1.

Khi bé Albert tròn 11 tháng, thí nghiệm chính thức bắt đầu. Watson đặt một con chuột trắng trước mặt bé, để bé vui vẻ chơi đùa với nó. Ngay khi bé đang mải mê chơi, ông bất ngờ dùng búa gõ mạnh vào thanh sắt phía sau bé, tạo ra âm thanh chói tai, đột ngột.

Bé Albert giật mình bật khóc toáng lên, rõ ràng là sợ hãi. Sau vài lần lặp lại cách kích thích này, Watson tiếp tục cho chuột trắng xuất hiện trước mặt bé. Lần này, bé Albert lập tức phản ứng bằng cách khóc ré lên, quay lưng lại và cố gắng bỏ chạy, biểu hiện rõ sự sợ hãi.

Khi thí nghiệm tiến triển, nỗi sợ của bé không chỉ dừng lại ở chuột trắng, mà còn lan sang cả thỏ, chó, áo lông… tức là bé đã phát triển phản ứng sợ hãi lan rộng với các vật thể có nét tương đồng.

Thí nghiệm này dù giúp chứng minh rằng cảm xúc sợ hãi ở người có thể được hình thành qua quá trình phản xạ có điều kiện, và cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho ngành tâm lý học lúc bấy giờ, nhưng cái giá phải trả lại vô cùng đắt.

Bé Albert – đối tượng thí nghiệm – do bị ám ảnh lâu dài bởi nỗi sợ, cuối cùng qua đời vào năm 1925 vì não úng thuỷ, khi mới 6 tuổi. Câu chuyện của bé trở thành một chương đen tối không thể bỏ qua trong lịch sử khoa học.

Chuyện đứa trẻ sợ bồn cầu tự xả nước

Một phụ huynh kể: Mình còn nhớ rõ cảm xúc khi vừa đọc xong nghiên cứu đó. Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu là cảnh con gái tôi khi mới 2 tuổi, chị dẫn bé đi vệ sinh ở một trung tâm thương mại.

"Lúc ấy, con tôi muốn đi tiểu, tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, liền bế bé vào nhà vệ sinh công cộng. Loại bồn cầu ở đó là kiểu tự động cảm ứng, chỉ cần bạn đứng dậy, nó sẽ tự động phát ra tiếng "xoạt" thật to để xả nước.

Người lớn chúng ta thì đã quá quen thuộc với loại bồn cầu này rồi, nhưng tôi không nhận ra rằng đó là lần đầu tiên con gái tôi tiếp xúc với nó. Tôi cũng chẳng nhắc nhở gì trước. Khi bé vừa đứng dậy xong, tiếng xả nước bất ngờ vang lên – và chuyện không hay đã xảy ra. Âm thanh đột ngột đó dọa bé khóc thét, tôi phải dỗ dành mãi mới làm bé nín được.

Thế nhưng, từ sau lần đó, mãi đến khi bé lên 7-8 tuổi, mỗi khi đi chơi bên ngoài, chỉ cần gặp phải loại nhà vệ sinh có bồn cầu tự xả nước, con tôi thà nhịn, thậm chí tiểu ra quần chứ nhất quyết không chịu ngồi. Bé còn phát sinh nỗi sợ với những âm thanh nước chảy lớn", chị kể.

Lúc ấy chị mới thấm thía rằng: Những kích thích, những mối đe dọa tiềm ẩn trong môi trường sống của trẻ nhỏ có sức ảnh hưởng tâm lý vượt xa trí tưởng tượng của người lớn. Chỉ một lần bé bị dọa bất ngờ, cũng đủ để để lại dấu ấn sâu đậm, ám ảnh dài lâu – hệt như bé Albert trong thí nghiệm, và giống như chính con gái chị.

Từ thí nghiệm gây rúng động: Đây là 3 nơi cha mẹ TUYỆT ĐỐI đừng đưa con đến, ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Nghiên cứu tâm lý chỉ ra: 3 nơi cha mẹ nên hạn chế đưa trẻ nhỏ tới

1. Những nơi dễ phát sinh kích thích giác quan đột ngột

Âm thanh thanh sắt bị búa gõ vào, tiếng bồn cầu xả nước đột ngột – tại sao chúng khiến trẻ con hoảng sợ đến vậy? Lý do rất đơn giản: Vì những âm thanh đó quá đột ngột, quá bất ngờ.

Hệ thống thính giác và thị giác của trẻ nhỏ còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện, nên đặc biệt nhạy cảm với âm thanh tần số cao, cường độ mạnh, chuyển động nhanh, hay ánh sáng thay đổi đột ngột. Ví dụ như tiếng sấm, hay việc bất ngờ tắt đèn – đều dễ làm trẻ bị "phản xạ giật mình" (startle reflex), dẫn đến cảm giác sợ hãi.

Vì vậy, với vai trò là cha mẹ, chúng ta nên hạn chế đưa con đến những nơi có nguy cơ phát sinh kích thích giác quan bất ngờ như vậy.

Chẳng hạn:

Các công trường xây dựng ồn ào;

Những đám tang, nghĩa trang nơi hay đốt pháo nổ bất ngờ;

Các khu chợ, trung tâm thương mại thường xuyên có loa phóng thanh phát âm lượng lớn.

2. Những môi trường lạ lẫm và khó kiểm soát

Tâm lý học cho thấy: Khi trẻ bước vào giai đoạn 6-9 tháng tuổi, chúng bắt đầu bước vào giai đoạn "lo âu người lạ". Lúc này, trẻ sẽ trở nên cảnh giác, thậm chí sợ hãi khi gặp người lạ hay rơi vào môi trường mới lạ. Ngoài ra, do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ dễ bị kích hoạt phản xạ "Moro" (giật mình), đặc biệt khi rơi vào các môi trường rộng lớn, trống trải hoặc tối tăm như: Kho bãi rộng không người; đường hầm ngầm tối om và quanh co.

Những nơi như: Nhà ga đông đúc, bãi đỗ xe ngầm lắt léo như mê cung, bảo tàng lạ lẫm bày biện đủ thứ kỳ quái, hay nhà hàng chủ đề trang trí tối và quái dị… đều có thể khiến trẻ mất cảm giác an toàn, dẫn đến sợ hãi, hoang mang. Nếu bị lặp lại nhiều lần, thậm chí có thể để lại "sẹo" tâm lý lâu dài.

Do đó, cha mẹ nên cố gắng hạn chế đưa trẻ đi những nơi như vậy khi con còn nhỏ.

3. Những nơi tiềm ẩn mối đe dọa

Nếu bạn thử nghĩ lại, trong tuổi thơ của mình, điều gì là ký ức đáng sợ nhất khiến bạn ám ảnh tới tận bây giờ? Trên diễn đàn, có rất nhiều người chia sẻ ký ức thời bé như: Bị chó cắn bất ngờ; đi vệ sinh đêm khuya thì mất điện, tối đen như mực; hay từng bị dọa khi chơi trò cảm giác mạnh như "đu quay bay".

Tất cả những ký ức ấy đều có chung một đặc điểm: Chúng từng khiến người đó cảm nhận được mối đe dọa tới sự an toàn bản thân.

Nghiên cứu tâm lý cho thấy: phản ứng sợ hãi là một cơ chế bảo vệ bẩm sinh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, do hệ thống nhận diện nguy cơ chưa hoàn chỉnh, nên chúng càng dễ phản ứng mạnh trước bất kỳ điều gì có vẻ nguy hiểm.

Ví dụ, khi một bé đi vệ sinh trong đêm khuya thì đột nhiên bị cúp điện, bóng tối dày đặc sẽ khiến bé cảm thấy cô đơn, sợ hãi. Não bé sẽ lập tức ghi nhớ sự kiện đó như một ký ức "nguy hiểm", để lần sau khi gặp tình huống tương tự, bé sẽ phản ứng nhanh hơn nhằm tự bảo vệ mình.

Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, chúng ta nên cố gắng giảm thiểu việc để con rơi vào những môi trường tiềm ẩn nguy cơ đe dọa, tránh để tâm lý trẻ bị tổn thương không cần thiết.

Link nội dung: https://tamnhindautu.vn/tu-thi-nghiem-gay-rung-dong-day-la-3-noi-cha-me-tuyet-doi-dung-dua-con-den-anh-huong-tam-ly-rat-nang-ne-a62644.html