5 "bí mật" của gạo khiến 90% người kinh ngạc: Không ngờ thứ ăn hàng ngày lại "đỉnh chóp" như thế!

Không chỉ là lương thực quen thuộc, gạo còn là trợ thủ đắc lực trong đời sống hằng ngày.

1. Bảo quản và chống gỉ sét cho kéo

Kéo là vật dụng thiết yếu trong nhà, nhưng nếu không cất giữ đúng cách đặc biệt là trong môi trường ẩm thì rất dễ bị gỉ sét, khó mở và nhanh cùn. Một mẹo đơn giản để khắc phục: cắm kéo vào trong hũ gạo.

Gạo khô có khả năng hút ẩm rất tốt, giúp ngăn không khí ẩm tiếp xúc với kim loại. Bạn nên bọc kéo qua một lớp túi ni lông hoặc màng bọc thực phẩm trước khi cắm để tránh làm bẩn gạo. Cách này vừa đơn giản, vừa hiệu quả lâu dài.

5

2. Bảo quản trứng không cần tủ lạnh

Vào mùa nóng, trứng rất dễ hỏng nếu để ngoài nhiệt độ phòng quá lâu. Trong khi đó, bảo quản trong tủ lạnh tuy tiện lợi nhưng cần chú ý vệ sinh, vì trứng bẩn hoặc nứt có thể làm vi khuẩn lan sang thực phẩm khác nếu không được bảo quản đúng cách.

Và một trong những cách bảo quản trứng hiệu quả là "chôn" trứng trong gạo, với đầu lớn quay lên trên (vì đầu này có túi khí). Gạo sẽ giữ nhiệt độ ổn định và tránh ẩm - điều kiện lý tưởng giúp kéo dài thời gian bảo quản trứng lên đến 2-3 tuần.

5

Lưu ý: Cách này phù hợp với trứng còn mới, chưa bị rạn vỏ. Gạo cần khô ráo, không có mối mọt. Trứng nên được lau sạch trước khi cho vào.

3. Giúp trái cây nhanh chín

Một số loại trái cây như chuối, xoài, bơ, kiwi... thường được thu hoạch khi còn xanh để tránh dập nát trong quá trình vận chuyển. Nếu muốn giúp trái cây chín nhanh, bạn có thể đặt chúng trong gạo.

Gạo giúp giữ lại ethylene - một loại khí mà trái cây tiết ra khi chín, có tác dụng kích thích các quả còn xanh cùng chín nhanh hơn. Sau khoảng 1-3 ngày, trái cây sẽ mềm, ngọt và thơm hơn hẳn. Đây là phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả.

5

4. Làm sạch bình giữ nhiệt

Bình giữ nhiệt sau một thời gian sử dụng thường xuất hiện cặn bẩn, nhất là ở đáy bình - nơi khó cọ rửa. Một mẹo hay là dùng gạo và nước để làm sạch.

Cách làm: Cho 1 nắm gạo vào bình, đổ thêm nước ấm khoảng 1/3 - 1/2 bình, đậy nắp và lắc mạnh trong 2-3 phút. Các hạt gạo sẽ cọ vào thành bình và đáy, giúp đánh bật cặn bẩn mà không cần hóa chất.

5

5. Bón cây bằng gạo mốc

Nếu bạn vô tình để gạo bị mốc hoặc rơi vãi lẫn nhiều tạp chất không ăn được, vậy thì đừng vội vứt đi mà hãy dùng để bón cây.

Bạn có thể trộn gạo với đất trồng hoặc chôn sâu xuống gốc cây. Gạo sau khi phân hủy sẽ cung cấp nitơ, kali, photpho - những chất cần thiết cho sự phát triển của cây. Cách này giúp cây xanh tốt hơn, cải thiện đất, và tận dụng được nguyên liệu bỏ đi.

5

Lưu ý: Gạo tươi nguyên không nên dùng quá nhiều vì có thể gây úng. Tốt nhất nên dùng gạo đã bị hư hoặc gạo nấu chín để làm phân compost, trộn cùng đất trồng.

Nguồn: Sohu

Link nội dung: https://tamnhindautu.vn/5-bi-mat-cua-gao-khien-90-nguoi-kinh-ngac-khong-ngo-thu-an-hang-ngay-lai-dinh-chop-nhu-the-a65689.html