Xã hội luôn khao khát 5 kiểu người này, "tuýp" thứ 2 là "đỉnh cao" chỉ 1% đạt được

Bạn không cần trở thành cả 5 kiểu người, chỉ cần đúng 1 kiểu, xã hội đã cực kỳ săn đón.

Trong một xã hội nơi năng lực và cá tính là “vũ khí” cạnh tranh ngầm, có 5 kiểu người luôn được săn đón ở mọi môi trường từ trường học, công ty đến các mối quan hệ xã hội. Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay người đang đi làm, chỉ cần “lọt top” một trong số này, bạn sẽ luôn có giá trị riêng biệt khiến người khác phải nể trọng. Đặc biệt, kiểu người thứ 2 chính là “đỉnh cao hiếm có”, chỉ 1% số người kiên trì rèn luyện mới chạm tới được.

Vậy 5 kiểu người đó là ai?

1. Người làm được việc mà không ồn ào

Trong khi nhiều người thích khoe thành tích, thì kiểu người đầu tiên mà xã hội luôn trân quý chính là người “nói ít, làm nhiều” những người hoàn thành mọi thứ trong thầm lặng, hiệu quả nhưng không phô trương. Đây là kiểu người mà sếp luôn tin tưởng giao việc, bạn bè luôn tìm đến để nhờ giúp đỡ. Họ không cần spotlight, bởi chính hành động của họ đã đủ sáng rồi.

Điều đáng quý ở họ không chỉ là năng lực mà còn là sự ổn định và trách nhiệm. Trong một team làm việc, kiểu người này giống như “xương sống”, không hoa mỹ nhưng nếu thiếu họ, hệ thống sụp đổ. Ở họ toát lên cảm giác yên tâm, điều mà xã hội càng phát triển, càng khao khát tìm kiếm.

Xã hội luôn khao khát 5 kiểu người này, "tuýp" thứ 2 là "đỉnh cao" chỉ 1% đạt được- Ảnh 1.

2. Người vừa có tư duy phản biện, vừa biết giữ hòa khí

Đây chính là kiểu người đỉnh cao , cực kỳ hiếm trong xã hội hiện đại. Bởi bạn biết không, phản biện thì dễ, nhưng phản biện mà không gây khó chịu , lại giữ được hòa khí thì vô cùng khó.

Kiểu người này có khả năng nhìn vấn đề từ nhiều góc độ, không dễ bị dẫn dắt bởi số đông hay cảm xúc cá nhân. Họ dám nói “Tôi không đồng ý” nhưng không phải theo kiểu công kích mà là “Tôi có cách nhìn khác, bạn có muốn nghe thử không?”.

Chính vì thế, họ không bị ghét mà ngược lại, còn được nể phục.

Trong công việc, họ là người dám đề xuất ý tưởng mới, phân tích rủi ro mà không phá vỡ tinh thần đồng đội. Trong đời sống cá nhân, họ là người bạn mà ai cũng muốn tâm sự vì họ góp ý thẳng thắn nhưng không phán xét. Tư duy phản biện kết hợp cùng EQ cao khiến họ như một “chất xúc tác tích cực” trong mọi tập thể. Không phải ai cũng luyện được vì nó đòi hỏi vừa trí tuệ, vừa kỹ năng ứng xử đỉnh cao.

3. Người luôn giữ được tinh thần học hỏi

Có một sự thật là: xã hội luôn thay đổi, kiến thức hôm nay chưa chắc đúng với ngày mai. Chính vì vậy, những người có thái độ học hỏi không ngừng luôn là “tài sản quý” trong bất kỳ tổ chức nào.

Kiểu người này không xấu hổ khi thừa nhận mình chưa biết. Họ sẵn sàng hỏi, sẵn sàng sai và quan trọng nhất: sẵn sàng sửa. Trong một thời đại mà nhiều người ngại bị chê là “gà”, thì việc bạn dám khiêm tốn học hỏi đã là điểm cộng cực lớn rồi.

Điều thú vị là, người càng giỏi thực sự lại càng ham học. Họ không tự mãn, luôn giữ tinh thần “mình vẫn còn có thể giỏi hơn nữa”. Đó chính là động cơ để họ tiến xa hơn người khác rất nhiều.

4. Người biết “nhìn xa hơn cái ghế mình đang ngồi”

Tạm dịch ra cho dễ hiểu: đây là kiểu người không chỉ làm đúng việc mình được giao, mà còn hiểu việc của team, của công ty và của toàn bộ hệ thống.

Ví dụ: bạn là nhân viên thiết kế, nhưng bạn hiểu cả tư duy marketing, sales và sản phẩm – bạn sẽ biết nên làm gì để thiết kế của bạn thật sự phục vụ mục tiêu chung. Hay bạn là sinh viên, nhưng bạn không chỉ học để thi, mà còn tìm hiểu thị trường tuyển dụng để định hướng kỹ năng. Đó chính là “nhìn xa”.

Xã hội cần kiểu người này vì họ có tầm nhìn, không bị đóng khung trong một ô công việc. Họ dễ trở thành người dẫn dắt, vì họ hiểu tổng thể, biết cách kết nối các phần rời rạc thành một chiến lược lớn. Và tin mình đi, trong thế giới bị ngắt kết nối bởi chuyên môn hóa, người biết kết nối lại các mảnh ghép luôn được đánh giá cao hơn cả.

Xã hội luôn khao khát 5 kiểu người này, "tuýp" thứ 2 là "đỉnh cao" chỉ 1% đạt được- Ảnh 2.

5. Người khiến người khác cảm thấy “muốn làm cùng”

Có thể họ không giỏi nhất, nhưng họ có tinh thần đồng đội , thái độ tích cực và khả năng lan tỏa năng lượng tốt. Làm việc với họ, người khác thấy dễ chịu, cảm thấy được lắng nghe, không bị đè nén hay cạnh tranh mệt mỏi.

Kiểu người này không nhất thiết phải hài hước hay nói chuyện duyên, nhưng họ có kỹ năng “làm người”, điều mà trường học không dạy, sách vở không ghi. Họ biết lắng nghe, biết ghi nhận, biết nói lời cảm ơn, biết xin lỗi khi cần và cũng biết khen đúng lúc.

Trong những tổ chức hiệu quả, luôn tồn tại ít nhất một người như thế. Và họ thường chính là “chất keo” gắn kết cả team. Dù là người không có trong KPI, nhưng thiếu họ thì hiệu suất tụt thấy rõ.

Bạn đang thuộc kiểu người nào hay đang muốn trở thành ai trong 5 kiểu trên?

Sự thật là không cần phải “ôm hết” cả 5. Nhưng nếu bạn có thể trở thành một người khiêm tốn học hỏi (kiểu 3), và đồng thời giữ được thái độ hòa nhã khi phản biện (kiểu 2), bạn đã hơn rất nhiều người rồi. Đó là “combo” cực hiếm: vừa cầu tiến, vừa không khó chịu, xã hội không yêu bạn mới lạ!

Điều tuyệt vời là: 5 kiểu người này không phải do trời sinh , mà đều có thể rèn luyện được . Đừng ngại bắt đầu từ kiểu dễ nhất. Ví dụ như tập giữ tinh thần học hỏi mỗi ngày. Dần dần, bạn sẽ “tiến hóa” thành kiểu người khiến ai cũng muốn kết nối, muốn hợp tác và muốn trao cơ hội. Và trong một xã hội mà cơ hội không được chia đều, thì trở thành kiểu người được săn đón chính là cách thông minh nhất để tự mở đường cho mình .

Tổng hợp

Link nội dung: https://tamnhindautu.vn/xa-hoi-luon-khao-khat-5-kieu-nguoi-nay-tuyp-thu-2-la-dinh-cao-chi-1-dat-duoc-a65935.html