Ấm siêu tốc là thiết bị gia dụng tiện lợi và phổ biến trong nhiều gia đình hiện đại. Tuy nhiên, không chỉ dùng sai cách mà chọn sai loại cũng có thể biến “trợ thủ” đắc lực thành “thủ phạm” gây bệnh tật, gồm cả ung thư. Vì vậy, hãy đứng dậy và kiểm tra chiếc ấm siêu tốc của bạn, nếu thuộc một trong 4 loại được bác sĩ Xu Hao thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh An Huy (Trung Quốc) cảnh báo dưới thì tiếc mấy cũng phải vứt bỏ ngay. Ngoài ra, cũng cần lưu tên chúng vào “danh sách đen” để tuyệt đối không mua phải sau này.
1. Ấm siêu tốc gỉ sét, bong tróc lớp bên trong
Khi ấm có dấu hiệu bong lớp chống dính, gỉ sét ở thành hoặc đáy, đó không chỉ là chuyện mất thẩm mỹ. Các chất như sắt oxit, niken oxit, crom có thể thôi nhiễm vào nước. Khi vào cơ thể, chúng không chỉ gây tổn thương gan, thận, hệ tiêu hóa, mà quan trọng hơn - chúng là tác nhân gây biến đổi tế bào, kích hoạt tế bào ung thư. Đặc biệt, nếu bạn đun nước pha sữa cho con nhỏ, hay uống trà, cà phê hằng ngày bằng loại nước này - mức độ tích tụ độc tố còn tăng gấp nhiều lần.

Ảnh minh họa
2. Ấm siêu tốc chứa nhiều nhựa, nhựa quá mỏng
Nhiều gia đình vì tiết kiệm đã chọn loại ấm siêu tốc có phần thân làm gần như hoàn toàn từ nhựa, thậm chí là nhựa mỏng đến mức mềm oặt khi ấm nóng lên. Những loại này thường được làm từ nhựa tái chế, không đạt chuẩn, và khi đun sôi nước, chúng có thể giải phóng ra bisphenol A (BPA) và phthalates - hai hóa chất mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo là tác nhân trực tiếp gây ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, rối loạn nội tiết, giảm khả năng sinh sản. Một số dấu hiệu cần cảnh giác: ấm nhựa tỏa mùi lạ khi đun nước, vỏ ấm đổi màu ngả vàng, hoặc thành ấm mềm, dễ biến dạng khi nóng.
3. Ấm siêu tốc bằng inox không đạt chuẩn
Không phải cứ thấy ấm bóng loáng là inox tốt. Nhiều ấm siêu tốc giá rẻ được làm từ inox pha tạp, không rõ nguồn gốc. Khi đun nóng, chúng có thể thôi nhiễm các kim loại nặng như chì, cadmium, niken vào nước - tất cả đều là chất gây ung thư hàng đầu, có thể làm tổn thương thần kinh, phá hủy hệ miễn dịch và gây đột biến tế bào.

Ảnh minh họa
Vậy làm sao để biết ấm inox nào an toàn? Hãy nhớ inox 304 hoặc 316 là tiêu chuẩn được khuyên dùng: không bị ăn mòn, không thôi nhiễm kim loại, dùng cho thực phẩm. Ấm chuẩn thường có in rõ dòng chữ “SUS 304” hoặc “Inox 304” dưới đáy hoặc trong thông tin sản phẩm. Nếu không có thông tin tốt nhất hãy tránh xa, vì sức khỏe không thể đặt cược.
4. Ấm siêu tốc có mùi lạ, đóng cặn nặng khi nấu
Khi đun nước mà thấy bất cứ mùi khó chịu nào như mùi khét, mùi nhựa... hoặc có lớp cặn dày màu nâu vàng dưới đáy ấm - đó không còn là nước sạch. Đó có thể là dấu hiệu của:
- Cặn canxi, magie phản ứng hóa học khi đun đi đun lại quá nhiều lần.
- Cặn thực phẩm, mỡ, vi khuẩn từ những lần đun sữa, lá, mì tôm.
- Ấm kém chất lượng hoặc đang bị hư hại, ví dụ như thanh đốt bên trong rò rỉ chất chống gỉ, hóa chất gia công.

Ảnh minh họa
Uống nước như vậy lâu dài không chỉ gây rối loạn tiêu hóa, sỏi thận, mà còn tăng nguy cơ viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng - những nền tảng âm thầm dẫn tới ung thư đường tiêu hóa.
Nguồn và ảnh: The Paper, Family Doctor