Những câu hỏi phỏng vấn hóc búa luôn là tâm điểm chú ý, đặc biệt với những ai đang tìm việc. Ngày nay, các buổi phỏng vấn ngày càng trở nên phức tạp, và nhà tuyển dụng cũng đưa ra những yêu cầu "khó nhằn" hơn. Mới đây, một cô gái trẻ tên Tô Hàn (Chiết Giang, Trung Quốc) đã trải qua một cuộc phỏng vấn đầy bất ngờ khi ứng tuyển vị trí nhân viên tiếp thị tại một tập đoàn.
Tô Hàn vượt qua các vòng sơ loại một cách suôn sẻ và lọt vào vòng phỏng vấn cuối cùng cùng hai ứng viên khác. Những tưởng mọi chuyện sẽ tiếp tục thuận lợi, nhưng cả ba ứng viên đều bất ngờ trước câu hỏi từ nhà tuyển dụng:
"Một đôi giày cao gót giá 900.000 đồng, vậy mua một chiếc giày sẽ tốn bao nhiêu tiền? Các bạn có 1 phút để suy nghĩ. Hãy viết đáp án lên tờ giấy trước mặt và giải thích lý do" , nhà tuyển dụng hỏi.
Câu hỏi này khiến cả ba ứng viên bối rối. Dù khó hiểu, họ vẫn cố gắng đưa ra câu trả lời của riêng mình.
Ứng viên thứ nhất, một người đàn ông hơn 30 tuổi, gãi đầu và trả lời: "Đáp án của tôi là 450.000 đồng. Vì một đôi giày gồm hai chiếc có giá 900.000 đồng, nên một chiếc sẽ bằng một nửa, tức 450.000 đồng".
Nhà tuyển dụng không bình luận mà ra hiệu cho người tiếp theo. Ứng viên thứ hai, một cô gái có vẻ ngoài mũm mĩm, đứng dậy và nói:
"Tôi cho rằng một chiếc giày có giá khoảng 600.000 đồng. Lý do là một đôi giày giá 900.000 đồng, nhưng nếu chỉ bán một chiếc, giá sẽ không chỉ bằng một nửa, mà cũng không thể vượt quá giá gốc. Vì vậy, 600.000 đồng là hợp lý".
Nghe xong, nhà tuyển dụng mỉm cười và nhận xét: "Cách suy nghĩ của bạn rất độc đáo". Tuy nhiên, ông không tiết lộ thêm mà gọi Tô Hàn, ứng viên cuối cùng.
Tô Hàn tự tin đứng dậy, cúi chào và trả lời: "Đáp án của tôi là 0 đồng. Vì một chiếc giày không được bán riêng lẻ, nên nó không có giá trị".
Ảnh minh họa
Ngay lập tức, nhà tuyển dụng đứng dậy vỗ tay và thông báo Tô Hàn đã trúng tuyển. Theo ông, mục đích của câu hỏi là để kiểm tra tư duy của ứng viên, đặc biệt là khả năng phù hợp với công việc tiếp thị. Mặc dù cả ba đều trả lời theo cách họ cho là đúng, chỉ Tô Hàn đưa ra đáp án phù hợp nhất với ngành bán hàng.
Giải thích của nhà tuyển dụng cụ thể như nhau:
Với ứng viên thứ nhất, câu trả lời của ứng viên này hợp logic với người bình thường, nhưng quá đơn giản và thiếu sáng tạo. Khách hàng sẽ thấy bạn thành thật nhưng nhàm chán, không đủ sức thuyết phục để trở thành đối tác lâu dài.
Đáp án của ứng viên thứ hai thì cho thấy sự khôn ngoan của một doanh nhân, nhưng lại dễ khiến khách hàng cảm thấy bị lợi dụng. Điều này có thể cản trở việc hợp tác lâu dài.
Cuối cùng, câu trả lời của Tô Hàn được đánh giá là rất xuất sắc. Lý do là vì Tô Hàn đã hiểu rằng một chiếc giày không được bán riêng, thể hiện sự nhạy bén trong việc nắm bắt các quy tắc ngầm trong ngành bán hàng. Điều này giúp Tô Hàn có thể dễ dàng tạo thiện cảm và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Nhà tuyển dụng kết luận: "Chào mừng Tô Hàn gia nhập đội ngũ tiếp thị và bán hàng của chúng tôi. Hy vọng bạn sẽ mang lại nhiều thành công cho công ty trong tương lai!".
Có thể thấy, trong phỏng vấn, không chỉ kiến thức mà tư duy nhạy bén và sự phù hợp với công việc mới là chìa khóa dẫn đến thành công. Nắm bắt được điều này, con đường "chinh phục" nhà tuyển dụng của bạn chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng hơn.