Intel lao dốc khiến các nhà đầu tư thêm bi quan

Trước áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt và chuỗi sai lầm chiến lược kéo dài, Intel - tượng đài công nghệ Mỹ đang lao dốc.

Intel tại triển lãm MWC tháng 2/2023. Ảnh: Lưu Quý

Cổ phiếu Intel giảm 8% vào hôm 25/7, sau khi công ty tuyên bố cắt giảm lực lượng lao động và hủy kế hoạch chi hàng chục tỷ USD cho các nhà máy sản xuất chip mới ở châu Âu- một động thái có thể là quyết liệt của CEO Intel Lip-Bu Tan nhằm cắt giảm chi tiêu và vực dậy biểu tượng của nước Mỹ đang gặp khó khăn.

Ông Lip-Bu Tan cho biết rằng ông sẽ tiếp tục thu hẹp lực lượng lao động của Intel, dừng hoạt động của hai nhà máy ở Châu Âu và giảm tốc độ hoạt động của một nhà máy khác ở Ohio, từ bỏ chiến lược của người tiền nhiệm đã bị lật đổ, chiến lược này dựa vào việc xây dựng các cơ sở tốn kém để khôi phục lại lợi thế sản xuất.

Kế hoạch áp dụng các biện pháp cực đoan như vậy được đưa ra sau khoản lỗ điều chỉnh bất ngờ trong quý II và dự báo khoản lỗ lớn hơn dự kiến trong quý III.

Tình hình tài chính yếu kém cho thấy Intel sẽ gặp nhiều rắc rối hơn sau nhiều năm quản lý yếu kém khiến thị phần PC và trung tâm dữ liệu của hãng bị xói mòn và gần như không còn hiện diện trên thị trường AI.

Kể từ khi nắm quyền vào tháng 3, Tan đã thoái vốn khỏi các doanh nghiệp, sa thải nhân viên và chuyển hướng nguồn lực như một phần trong chiến lược tái thiết của mình nhằm phục hồi nhà sản xuất chip đang gặp khó khăn.

Nhà phân tích Joshua Buchalter của TD Cowen cho biết, những tiết lộ này "làm sống lại những câu hỏi chưa có lời giải đáp từ lâu về cơ hội thành công của mảng kinh doanh đúc chip và... con đường phía trước sẽ ra sao nếu Intel không phát triển năng lực sản xuất tiên tiến. Thật khó để đánh giá thấp tầm quan trọng của kết quả tiềm năng này trong bối cảnh lịch sử của ngành công nghiệp bán dẫn."

Ông Tan cho biết, trong cuộc gọi sau khi công bố thu nhập rằng Intel có thể sẽ giữ lại quy trình sản xuất 18A tiên tiến cho các sản phẩm của mình và chỉ tiến hành sản xuất 14A thế hệ tiếp theo nếu đạt được cam kết từ một khách hàng bên ngoài lớn.

Động thái này có thể khiến 100 tỷ USD tài sản gặp rủi ro và làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc vào đối thủ TSMC, gây thêm áp lực lên biên lợi nhuận vốn đã ở mức khoảng một nửa mức cao lịch sử.

Một bức ảnh chụp nhanh về sự thay đổi doanh thu hàng quý của Intel, nêu bật những sự tăng và giảm chính theo thời gian

Hendi Susanto, giám đốc danh mục đầu tư tại Gabelli Funds cho biết: "Intel Foundry là một câu chuyện lớn và hiện tại mọi người đang đặt câu hỏi về mức độ thành công của 18A. Một thất bại trong 18A sẽ là một câu chuyện tan vỡ".

 Intel dự kiến sẽ mất gần 8 tỷ đô la giá trị thị trường nếu tình hình vẫn tiếp diễn. Mức định giá hiện tại của công ty vào khoảng 100 tỷ USD, thấp hơn một nửa so với Advanced Micro Devices hơn 260 tỷ USD. 

Cải tổ, tái cơ cấu quy mô lớn

Theo Hãng tin Reuters vừa đưa tin, Intel chính thức công bố kế hoạch cắt giảm khoảng 15% lực lượng lao động toàn cầu (tương đương gần 24.000 nhân viên).

Kế hoạch cắt giảm nhân sự trên được đánh giá là một trong những bước cải tổ quyết liệt nhất trong lịch sử của tập đoàn này, diễn ra trong bối cảnh hoạt động kinh doanh liên tục sụt giảm và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Trước đó, Intel đã trải qua vòng sa thải lớn với khoảng 15.000 nhân viên (vào tháng 8-2024). Việc liên tục cắt giảm nhân sự với quy mô lớn có nguy cơ làm xói mòn lòng trung thành của nhân viên, đồng thời gây khó khăn trong việc giữ chân những nhân tài chủ chốt, vốn là yếu tố sống còn trong một ngành đòi hỏi đổi mới liên tục như bán d

Trong bản ghi nhớ gửi toàn thể nhân viên, CEO Lip Bu Tan nhấn mạnh cam kết thay đổi triệt để tư duy đầu tư của Intel: "Không còn những tấm séc trắng. Mỗi khoản đầu tư phải có lý do kinh tế rõ ràng. Chúng ta sẽ chỉ xây dựng những gì khách hàng cần, vào thời điểm họ cần, và giành lại niềm tin của họ bằng khả năng thực thi ổn định".

Mục tiêu của Intel là tiếp tục giảm số lượng nhân sự xuống còn 75.000 người vào cuối năm nay, tương đương giảm 22% so với cuối năm 2024, thông qua việc tự nguyện nghỉ việc và các hình thức khác. Theo Giám đốc tài chính David Zinsner, đợt tái cấu trúc sâu rộng này chọn cách tiếp cận mang tính "đại phẫu", tập trung vào loại bỏ các tầng quản lý trung gian, nhằm tinh giản bộ máy và tăng tốc quá trình ra quyết định. 

Bên cạnh thực hiện làn sóng cắt giảm nhân sự, Intel đang triển khai hàng loạt biện pháp tái cơ cấu quy mô lớn. Cụ thể, công ty hủy bỏ các dự án mở rộng nhà máy tại Ba Lan và Đức, làm chậm tiến độ xây dựng nhà máy lớn tại Ohio (Mỹ). Đồng thời, Intel tiến hành hợp nhất cơ sở đóng gói chip tại Costa Rica với các cơ sở hiện có ở Việt Nam và Malaysia, nhằm tối ưu chi phí và tăng tính linh hoạt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, kế hoạch cải tổ còn bao gồm việc đẩy nhanh lộ trình sản xuất quy trình chip 18A (chip 1,8 nanomet) dành riêng cho các sản phẩm nội bộ như Panther Lake. Trong khi đó, quy trình 14A (chip 1,4 nanomet) sẽ tiếp tục được phát triển nếu có đủ khách hàng bên ngoài - nếu không, Intel có thể rút khỏi mảng sản xuất chip theo hợp đồng này.

Theo Hãng tin Reuters, bên cạnh các rủi ro nội tại, Intel đang phải gánh chịu chi phí để tái cấu trúc nguồn nhân lực lên đến 1,9 tỉ USD chỉ riêng trong quý 2 năm nay. Mặc dù chiến lược đã được công bố rõ ràng, chính nội bộ Intel cũng thừa nhận lộ trình vẫn đang trong quá trình thực hiện, dù mỗi quyết định đều tiêu tốn hàng tỉ USD và mất nhiều năm nghiên cứu.

CEO Lip Bu Tan tuyên bố sẽ đích thân xem xét và phê duyệt từng thiết kế chip quan trọng, nhằm đảm bảo chiến lược công nghệ không lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Ông kỳ vọng những thay đổi toàn diện này sẽ thổi luồng sinh khí mới vào Intel, giúp công ty trở nên tinh gọn, kỷ luật và hiệu quả hơn, đủ sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp công nghệ đang thay đổi chóng mặt.

Trước những diễn biến trên, nhà sáng lập tập đoàn công nghệ NeXt Curve, ông Leonard Lee cho biết, "thật đáng lo ngại khi Intel cảm thấy cần phải thực hiện một cuộc tái cấu trúc quy mô lớn đến vậy, trong bối cảnh thị trường và cục diện cạnh tranh đang thay đổi mạnh mẽ như hiện nay".

Trong bài viết đăng trên trang phân tích công nghệ Tech News World ngày 22/7, chuyên gia công nghệ thông tin Rob Enderle cho biết việc khởi xướng một đợt sa thải quy mô lớn trong giai đoạn tái cấu trúc thường được xem là biện pháp hiệu quả để cải tổ. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích trước mắt, động thái này tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nội lực của doanh nghiệp - đặc biệt là một tập đoàn công nghệ đang nỗ lực phục hồi như Intel./.