Khuyên chân thành: 4 loại gia vị dùng ít thì cực tốt, dùng nhiều hóa cực hại nhưng đa số mọi người làm theo sở thích

Gia vị là “linh hồn” của ẩm thực, còn mang nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nếu dùng quá mức thì chúng có thể âm thầm gây hại cho sức khỏe.

Gia vị không chỉ tạo nên hương vị món ăn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng, sức khỏe. Vì vậy cần phải dùng đúng cách. Nhưng trên thực tế, nhiều người lại chỉ dùng theo sở thích hoặc thói quen, những lời đồn truyền miệng không có cơ sở khoa học. Điều này khiến không ít gia vị tưởng chừng lành tính, thậm chí còn có lợi cho sức khỏe lại trở thành “thủ phạm” của nhiều vấn đề sức khỏe

Dưới đây là 4 loại gia vị quen thuộc dùng ít thì tốt nhưng lạm dụng là hóa hại mà bạn cần lưu ý:

1. Gừng

Gừng là gia vị tuyệt vời giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn và chống viêm. Một vài lát gừng pha nước ấm buổi sáng có thể giúp tăng tuần hoàn và tăng sức đề kháng, đặc biệt hữu ích trong mùa lạnh. Gừng khi nấu ăn cũng làm hoàn hảo thêm nhiều món ngon.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu dùng gừng quá nhiều như uống nước gừng đậm đặc liên tục, hoặc nấu món gì cũng cho gừng vào để “tốt cho sức khỏe” lại gây phản tác dụng. Gừng khi dùng quá nhiều có khả năng làm loãng máu, chảy máu khó cầm, tim đập nhanh, mất ngủ, gánh nặng lên gan và dạ dày. Còn đặc biệt nguy hiểm với người đang uống thuốc chống đông hoặc bị bệnh tim mạch.

Nhiều người hiểu sai, cứ nghĩ “gừng tốt” là dùng càng nhiều càng tốt, đến khi chóng mặt, hồi hộp, nóng bức mới giật mình. Có thể dùng hàng ngày nhưng tốt nhất là mỗi người không nên ăn/uống quá 4g gừng tươi (hoặc 1g bột gừng) mỗi ngày.

2. Muối

Muối là gia vị thiết yếu, không chỉ quan trọng với món ăn mà còn giúp duy trì áp suất thẩm thấu trong cơ thể, hỗ trợ hoạt động thần kinh và cơ bắp. Khi dùng ít, muối giúp giữ cân bằng nước điện giải, thúc đẩy tiêu hóa và đảm bảo nhịp tim ổn định.

Tuy nhiên, khi nêm nếm theo cảm giác thấy nhạt là cho thêm thì muối rất dễ bị lạm dụng. Ăn mặn lâu dài làm tăng nguy cơ cao huyết áp, suy tim, sỏi thận và đẩy nhanh tốc độ loãng xương. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi người chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối mỗi ngày (tương đương 1 thìa cà phê), nhưng đa số người Việt đang dùng gấp đôi. Điều nguy hiểm là người ăn mặn thường không cảm nhận rõ triệu chứng cho đến khi các cơ quan như thận, tim mạch bắt đầu "xuống cấp".

Ảnh minh họa

3. Quế

Một lượng nhỏ bột quế giúp giữ ấm, hạ đường huyết, chống viêm, tăng cường trao đổi chất. Quế cũng thường được dùng trong các món hầm, món ngọt hoặc pha trà để tăng hương vị và hỗ trợ chuyển hóa.

Tuy nhiên, quế chứa coumarin một hợp chất nếu dùng nhiều có thể gây độc gan và ảnh hưởng tới chức năng đông máu. Chỉ 12g quế/ngày là đủ với 1 người, hoặc không dùng quá 4g. Nhưng thực thế nhiều người lại cho vào ngũ cốc, nước detox, cà phê… nhiều lần trong ngày vì “thơm và tốt cho sức khỏe”. Lạm dụng quế đặc biệt nguy hiểm với người có bệnh gan tiềm ẩn hoặc đang dùng các loại thuốc kéo dài.

4. Tiêu

Hạt tiêu chứa piperine hoạt chất giúp tăng tiết dịch tiêu hóa, kích thích vị giác và làm món ăn thêm hấp dẫn. Khi rắc một chút tiêu lên món ăn, bạn đang giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt hữu ích cho người ăn ít hoặc bị đầy bụng nhẹ. Tiêu cũng tốt cho tim mạch, chống ung thư, kháng viêm nếu dùng vừa đủ.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu dùng quá tay - đặc biệt là vào các món chiên, nướng thì tiêu lại trở thành "kẻ phá rối". Lạm dụng tiêu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây nóng rát vùng thượng vị, thậm chí làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, người có cơ địa nhiệt, hay nổi mụn, nóng gan cũng nên thận trọng khi ăn nhiều tiêu. Tiêu nên dùng ở mức khoảng 12g mỗi ngày, tương đương 1/4 thìa cà phê bột tiêu là đủ.

Nguồn và ảnh: Times Of India, QQ