Nghiên cứu Harvard nói: Trẻ thích làm 3 việc này thông minh hơn hẳn chúng bạn, cha mẹ mà cấm cản con là quá dại!

Cha mẹ cần giữ vai trò cổ vũ, định hướng cho trẻ.

Mặc dù mọi bậc cha mẹ đều mong muốn con mình thông minh vượt trội, nhưng mức độ thông minh của trẻ là khác nhau. Có những đứa trẻ rất thông minh, không chỉ có trí nhớ tốt mà còn học mọi thứ rất nhanh. Một số trẻ lại khá “chậm chạp”, học một kiến thức đơn giản cũng cần rất nhiều thời gian và chưa chắc đã nắm được.

Lý do dẫn đến sự khác biệt này thực chất có liên quan rất lớn đến tốc độ phát triển não bộ của trẻ. Những trẻ có não bộ phát triển nhanh trông sẽ rất thông minh, còn những trẻ phát triển chậm thì tự nhiên sẽ có phần chậm chạp hơn.

Vậy, điều gì ảnh hưởng đến tốc độ phát triển não bộ của trẻ?

Ảnh minh họa

Đại học Harvard từng thực hiện một nghiên cứu tương tự và phát hiện ra rằng tốc độ phát triển não bộ của trẻ có liên quan chặt chẽ đến một số hành vi của trẻ.

Theo đó, não bộ là trung tâm xử lý dữ liệu của cơ thể, vì vậy mức độ phong phú của mạng lưới nơ-ron có liên quan trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả xử lý dữ liệu của não. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Trẻ em của Đại học Harvard chỉ ra rằng não bộ của trẻ nhỏ có tính dẻo rất cao, và việc tiếp xúc với các kích thích môi trường phong phú có thể tăng hiệu quả kết nối nơ-ron lên đến 40%.

Trong giai đoạn trẻ em (từ 0-6 tuổi), mỗi ngày não bộ có thể tạo thêm 70 tỷ kết nối synap, gấp hơn 2 lần so với người trưởng thành. Nếu trong giai đoạn này, trẻ được tiếp xúc với các kích thích phong phú, hiệu quả kết nối nơ-ron có thể tăng 40%, giúp não bộ của trẻ trở nên dày đặc hơn, truyền tín hiệu nhanh hơn so với những trẻ thiếu kích thích.

Một số hành vi của trẻ thực sự có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh, vì vậy những trẻ có những hành vi này thường có bộ não phát triển ngày càng thông minh hơn.

1. Thích khám phá những điều mới lạ, giúp kích thích các giác quan

Sự phát triển thần kinh của trẻ chịu ảnh hưởng lớn từ các kích thích giác quan. Chẳng hạn, trong giai đoạn “ham khám phá bằng miệng” hoặc thích những màu sắc sặc sỡ, trẻ đang tìm cách tăng cường kích thích giác quan để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của hệ thần kinh. Vì vậy, những trẻ thích nghe kể chuyện, chơi xếp hình, đi công viên, nhận biết màu sắc thường thông minh hơn.

Dữ liệu nghiên cứu của Harvard cho thấy những trẻ nhận được nhiều kích thích giác quan hơn sẽ có sự phát triển não bộ tốt hơn.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, không phải mọi kích thích đều mang lại tác động tích cực, vì vậy cần tránh những hành vi sau:

1. Tiếp xúc với màn hình điện tử , như điện thoại, tivi, v.v. Chúng ta sẽ thấy trẻ không chỉ thích xem mà còn hay dí sát mắt vào màn hình. Điều này là do màn hình càng gần, kích thích thần kinh càng mạnh. Tuy nhiên, kích thích này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực của trẻ, nên cần tránh.

2. Kích thích đột ngột , nói đơn giản là làm trẻ giật mình. Loại kích thích này dù có thể làm tăng dao động thông tin thần kinh, nhưng lại gây ra bóng ma tâm lý, không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

3. Kích thích quá mức , như mùi quá nồng, ánh sáng chói, âm thanh lớn, v.v. Những kích thích này có thể gây quá tải giác quan, không chỉ không tốt cho sự phát triển hệ thần kinh mà còn có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý tiêu cực hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

2. Thích đọc sách và trò chuyện, bộ não linh hoạt hơn

Chúng ta nhận thấy những đứa trẻ thích nói chuyện hoặc đọc sách thường khá thông minh.

Một số người cho rằng nói nhiều và đọc nhiều giúp tích lũy kiến thức, từ đó trở nên thông minh. Nhưng không chỉ có vậy, nghiên cứu của Harvard cho thấy việc sử dụng ngôn ngữ thúc đẩy sự phát triển của vùng Broca trong não, trong khi đọc sách tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hồi hải mã và thùy thái dương.

Nói cách khác, những trẻ thích trò chuyện và đọc sách không chỉ có nhiều kiến thức hơn mà còn có bộ não linh hoạt hơn, tư duy nhanh nhẹn hơn và trí nhớ tốt hơn.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, khi rèn thói quen đọc sách cho trẻ, cần lưu ý một số chi tiết:

1. Kiểm soát nội dung đọc của trẻ . Không phải sách nào cũng phù hợp với trẻ, cần tránh để trẻ tiếp cận những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi.

2. Chú ý tư thế đọc sách của trẻ . Vì đọc sách là hoạt động kéo dài, tư thế không đúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, như cong lưng, giảm thị lực, v.v.

3. Tạo môi trường đọc sách tốt . Trong đó, ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất. Cần đảm bảo môi trường đọc không quá tối để tránh mỏi mắt cho trẻ.

3. Thích vận động, trí nhớ tốt hơn và tập trung hơn

Nhiều người nghĩ rằng những trẻ thích vận động thường không thông minh. Nhưng thực tế, các thí sinh đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi thường rất thích vận động.

Nghiên cứu của Harvard cũng chỉ ra rằng sau khi vận động, khả năng học tập của trẻ tăng lên đáng kể. Điều này là do vận động kích thích cơ thể sản sinh một số hormone, giúp thúc đẩy sự phát triển của hồi hải mã, vỏ não trước trán, từ đó cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung của trẻ.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, không phải mọi hình thức vận động đều thúc đẩy sự phát triển não bộ. Cần chú ý tính khoa học khi vận động:

1. Ưu tiên các môn thể thao nhẹ như chạy bộ, nhảy dây, hoặc các môn thể thao bóng, vì những môn thể thao này thúc đẩy sự phát triển của hồi hải mã, còn các môn đòi hỏi phản xạ nhanh như bóng giúp phát triển vỏ não trước trán.

2. Không vận động quá sức , không để trẻ quá mệt hoặc vượt quá giới hạn cơ thể, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.

3. Trẻ trong giai đoạn phát triển không nên tham gia các môn thể thao sức mạnh, thể dục dụng cụ hoặc thể thao mạo hiểm , vì những môn này có tải trọng lớn hoặc tiềm ẩn nguy hiểm, không tốt cho sự phát triển và an toàn của trẻ.

Kết luận

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, trong đó một số yếu tố khó có thể tưởng tượng, chẳng hạn như việc vận động có thể giúp trẻ thông minh hơn – điều mà nhiều phụ huynh khó tin, nhưng thực tế là vậy.

Vậy, con bạn có thích làm 3 việc này không? Bạn nghĩ còn hành vi nào khác có thể thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ?

Theo Aboluowang