Ngoài ra, những sự kiện khác đáng chú ý trong tuần tới có thể kể đến: các doanh nghiệp cũng bước vào mùa cao điểm về báo cáo thu nhập, Mỹ sẽ công bố dữ liệu việc làm – một dữ liệu quan trọng, cuộc bầu cử ở Canada, những dấu hiệu về tình “sức khỏe” của nền kinh tế Eurozone…
Dưới đây là những sự kiện đáng chú ý trong tuần 28/4-2/5/2025:
1. 100 NGÀY ĐẦU TIÊN TRONG NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG CỦA ÔNG DONALD TRUMP
Ngày 30/4/2025 sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi ông vẫn đang đối mặt với vô số thách thức mà nhiều thách thức trong đó do chính ông tạo ra.
Theo truyền thống, bất kỳ Tổng thống nào cũng đều trải qua một "tuần trăng mật" chính trị ngay sau khi đắc cử – thời kỳ mà người dân có xu hướng kỳ vọng và tin tưởng vào lãnh đạo mới.
Việc Tổng thống Donald Trump liên tục đưa ra các mức thuế quan đã gây chấn động khắp các thị trường tài chính, nơi vẫn chưa có giải pháp thực sự nào để xác định chính xác những tác động mà những chính sách đó có thể tác động đến nền kinh tế. Do đó, mong muốn của các nhà đầu tư lúc này là làm cách nào để có thể biết trước được những gì sẽ diễn ra trong 100 ngày tiếp theo trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump.
Diễn biến thị trường tài chính trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2. DỮ LIỆU VỀ THU NHẬP VÀ THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM CỦA MỸ
Tuần tới, Apple, Microsoft, Amazon và Meta Platforms sẽ công bố kết quả kinh doanh quý I/2025, các một số cơ quan chính phủ của Mỹ sẽ công bố một số chỉ số kinh tế quan trọng.
Sau hai năm tăng trưởng mạnh mẽ, cổ phiếu của các công ty trên và các công ty vốn hóa lớn khác trong nhóm “Bảy gã khổng lồ” ( "Magnificent Seven") của Mỹ - Nvidia, Alphabet và Tesla - có khởi đầu năm 2025 đầy khó khăn, gây sức ép lên thị trường chứng khoán.
Hơn 1/5 các doanh nghiệp trong chỉ số S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh và ước tính thu nhập trung bình của các doanh nghiệp trong chỉ số này quý I/2025 tăng 8,4%. Nhưng trọng tâm vẫn là triển vọng của các doanh nghiệp, do bối cảnh thương mại đã trở nên không chắc chắn.
Số liệu số liệu lạm phát tháng 4/2025 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 1/5/2025, sau đó là dữ liệu việc làm tháng 4 /2025 công bố vào ngày 2/5. Hai dữ liệu này có thể cung cấp một số thông tin về tình hình kinh tế Mỹ hiện tại. Ước tính số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ tháng 4/2025 tăng 130.000 việc, sau khi tăng 228.000 trong tháng 3/2025.
Xu hướng kết quả kinh doanh của nhóm "Magnificent Seven".
3. CĂNG THẲNG DỊU ĐI
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đang dịu đi phần nào khi Bắc Kinh cân nhắc miễn trừ mức thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu của Mỹ.
Trên mạng xã hội và trong các doanh nghiệp hay các nhóm thương mại hôm thứ Sáu (25/4) đã lan truyền một danh sách gồm 131 loại sản phẩm đủ điều kiện được Trung Quốc miễn trừ.
Điều này diễn ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent hôm thứ Tư (23/4) cho biết Mỹ sẵn sàng hạ nhiệt căng thẳng.
Ở một nơi khác, cũng không có dấu hiệu về viẹc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent sẽ gây áp lực buộc Tyokyo phải để cho đồng yên tăng giá, do đó cuộc họp chính sách của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm 1/5/2025 sẽ không chịu áp lực lớn.
Ông Bessent cho biết, khi chuẩn bị gặp người đồng cấp của Nhật Bản Katsunobu Kato để đàm phán tại Washington, trong đầu ông không hề có suy nghĩ nào về tỷ giá hối đoái.
Nhật Bản là nước đứng đầu về FDI vào Mỹ trong thập kỷ qua.
4. BẦU CỬ Ở CANADA
Người dân Canada sẽ đi bỏ phiếu vào thứ Hai (28/4). Cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt khi Canada đang phải đối mặt với mối đe dọa về thuế quan từ quốc gia láng giềng ở phía Nam
Theo kết quả thăm dò mới nhất của hãng Ipsos, Đảng Tự do cầm quyền hiện đang dẫn trước Đảng Bảo thủ đối lập với khoảng cách 5 điểm, sau khi tụt lại 24 điểm vào tháng 1/2024. Thị trường dự đoán kết quả cuối cùng sẽ tương tự như vậy.
Đồng đô la Canada đã thoát khỏi mức thấp nhất trong 22 năm chạm tgới vào tháng 2, và dự kiến sắp tới sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kết quả bầu cử.
Tuy nhiên, con đường phía trước còn gập ghềnh. IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Canada và kế hoạch tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng của Đảng Tự do cho thấy thâm hụt ngân sách cao hơn dự kiến.
5. EUROZONE TRỞ THÀNH NƠI TRÚ ẨN ĐƯỢC LỰA CHỌN
Với đồng euro và trái phiếu khu vực đồng euro hiện đang hoạt động như nơi trú ẩn cho các nhà đầu tư chạy trốn khỏi tình trạng hỗn loạn của thị trường do chính sách thuế quan của Mỹ, phản ứng của họ đối với dữ liệu quan trọng vào tuần tới sẽ cho thấy liệu những tài sản này có hoàn toàn tách biệt khỏi nền kinh tế của khối hay không.
Dữ liệu lạm phát sơ bộ của khu vực đồng euro sẽ công bố vào ngày 2/5, có thể cho thấy lạm phát giá1 ở khu vực này có tiếp tục giảm về mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu hay không, và có giảm đủ để ECB tiếp tục hạ lãi suất hay không?
Chỉ số quản lý sức mua của các nhà sản xuất châu Âu, dự kiến công bố cùng ngày, cũng có thể xác nhận nỗi lo ngại đang ngày lan rộng rằng niềm tin về chuỗi cung ứng trong khu vực có bị ảnh hưởng hay không?
Tuy nhiên, ít nhà phân tích dự đoán dữ liệu yếu sẽ làm rung chuyển đồng euro. Ngân hàng Bank of America cho rằng việc Đức tăng mạnh ngân sách quốc phòng sẽ giữ cho đồng tiền này mạnh, trong khi Barclays dự đoán đồng tiền chung sẽ giữ nguyên ở mức 1,15 USD trừ khi các cú sốc chính sách của Nhà Trắng giảm bớt.
Dữ liệu GDP và lạm phát của Eurozone.
Tham khảo: Reuters