Việt Nam có 1 loại gia vị chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con, còn trị được bách bệnh

Loại gia vị này bán ngoài chợ Việt với mức vô cùng rẻ. Bạn cần tận dụng để cải thiện mái tóc của mình.

Tác dụng của gừng với mái tóc 

Với mức độ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày một gia tăng, cùng lối sống thiếu khoa học, mái tóc của bạn không tránh khỏi ảnh hưởng. Các vấn đề như rụng tóc hay tóc bạc sớm đang ‘tấn công’ bạn trước tuổi. Để đáp ứng nhu cầu của mọi người, hiện nay, thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm có giá cao được quảng cáo kích thích mọc tóc với kết quả đầy hứa hẹn. 

Song, một loại gia vị có giá thành rẻ, xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà hoàn toàn có thể giúp bạn chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con, chính là gừng. 

Theo HealthShots, gừng có thể cải thiện lưu thông da đầu bằng việc kích thích từng nang tóc, giúp tóc dài và khỏe mạnh hơn. Nhiều loại vitamin, khoáng chất và axit béo trong gừng cũng giúp tăng cường từng sợi tóc, ngăn ngừa rụng tóc và phục hồi tình trạng mất cân bằng về độ ẩm.

Với đặc tính kháng khuẩn, việc bổ sung gừng vào chu trình gội đầu còn giúp duy trì da đầu khỏe mạnh bằng cách ngăn ngừa gàu và các vấn đề khác về da đầu có thể cản trở sự phát triển của tóc.  

Nếu tóc của bạn bị gãy và chẻ ngọn, hãy xịt nước ép gừng lên tóc trước khi gội đầu. Gừng có đặc tính dưỡng tóc tự nhiên còn giúp cải thiện tình trạng tóc bị khô rối. Sau thời gian sử dụng đúng cách, bạn sẽ cảm nhận được mái tóc của mình trở nên suôn mượt, bóng mượt và dễ tạo kiểu hơn. 

Sử dụng gừng thế nào trong quy trình chăm sóc tóc 

Theo Healshots, để sử dụng gừng giúp tóc mọc nhanh, bạn nên làm mặt nạ ủ tóc từ nguyên liệu này:

Bước 1: Nghiền gừng và chắt lấy nước. Nước ép này có thể được trộn với dầu ô liu, dầu dừa. 

Bước 2: Thoa hỗn hợp này trực tiếp lên toàn bộ da đầu và massage nhẹ nhàng. 

Bước 3: Để hỗn hợp trên da đầu khoảng 30 phút - 1 giờ, sau đó gội đầu bình thường 

Bác sĩ da liễu, Tiến sĩ Mahajan cho biết bạn cần kiểm tra trước khi thoa hỗn hợp trên lên toàn bộ da đầu nhằm chắc chắn không có phản ứng phụ nào xảy ra. Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa gừng vào quy trình chăm sóc tóc của mình. 

Gừng còn có lợi ích gì cho sức khỏe? 

Không chỉ là loại gia vị giúp món ăn thêm thơm ngon hơn, từ xưa đến nay, gừng còn được xem như một phương thuốc để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích điển hình của thực phẩm này: 

Giảm đau xương khớp

Giúp giảm đau nhức xương khớp là một trong những công dụng tuyệt vời của gừng. Trong gừng chứa gingerol giúp chống viêm, ức chế các chất chemokine, cytokine và các yếu tố gây viêm khác. Nó giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra. Sử dụng gừng đặc biệt tốt cho lứa tuổi trung niên và tuổi già khi hệ xương khớp đã dần suy yếu.

Hỗ trợ tiêu hoá

Trong đông y, tác dụng chống viêm của củ gừng tươi rất được ưa chuộng. Ngày nay, gừng tươi cũng được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhiều loại thuốc.

Những người bị viêm loét dạ dày sử dụng gừng tươi đều có phản hồi tốt, tác dụng giảm đau và giảm sưng rõ rệt và ít tác dụng phụ. Ngoài ra, tác dụng này còn giúp ích trong điều trị các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng,… Với tác dụng này, thay vì ăn trực tiếp thì dùng nước gừng để súc miệng sẽ có tác dụng tốt hơn.

Hỗ trợ chữa cảm lạnh

Đặc tính ấm nóng của gừng khiến loại củ này được sử dụng phổ biến để chữa cảm lạnh, trúng gió. Dùng gừng tươi với nước ấm sẽ làm giãn mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì thế khi thời tiết lạnh, sử dụng gừng tươi để uống nước, ngâm chân, tắm… sẽ giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh. Khi gặp các vấn đề về đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm phế quản, khó thở, hen suyễn, gừng tươi cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị.

Hỗ trợ kiểm soát cholesterol

Bổ sung gừng hằng ngày có thể có lợi cho việc kiểm soát cholesterol. Duy trì mức cholesterol khỏe mạnh là yếu tố có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Một thử nghiệm lâm sàng trên những phụ nữ béo phì có khối u vú (khối u) cho thấy bổ sung gừng có thể làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính.

(Tổng hợp)