Conic Boulevard

Anh cả thừa kế mảnh đất 39 tỷ đồng, 20 năm sau, 4 người em kiện đòi chia lại tài sản, toà án tuyên bố: 1 bên trắng tay

Sau khi thấy mảnh đất của anh trai do mẹ để lại tăng giá, 4 người em lập tức đòi chia phần. Phán quyết của toà gây ra nhiều bất ngờ cho người trong cuộc

Ông Giang sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Giang Tô, Trung Quốc. Là con trai cả trong gia đình có năm anh chị em, ông lớn lên trong khó khăn, thường xuyên phải phụ giúp cha mẹ làm ruộng từ nhỏ. Sau khi cha qua đời, mẹ ông, bà Lý, trở thành trụ cột gia đình. Bà sở hữu một mảnh đất nhỏ liền kề. Vào thời điểm đó, mảnh đất này, chỉ có giá trị vài trăm NDT, không đáng chú ý trong mắt những người dân làng.

Anh cả thừa kế mảnh đất 39 tỷ đồng, 20 năm sau, 4 người em kiện đòi chia lại tài sản, toà án tuyên bố: 1 bên trắng tay- Ảnh 1.

Ông Giang là người con cả nên phải chịu nhiều thiệt thòi

Năm 2000, trước khi qua đời, bà Lý để lại di chúc, giao toàn bộ mảnh đất cho con cả với lý do ông là người ở lại chăm sóc bà đến cuối đời. Các em của ông, gồm ba người em trai và một em gái, đã rời làng lên thành phố lập nghiệp từ sớm, ít khi về thăm mẹ. Trong di chúc, cụ bà nhấn mạnh rằng ông Giang, người chăm lo cho bà, xứng đáng được nhận toàn bộ tài sản. Thời điểm đó, không ai trong gia đình phản đối, bởi giá trị mảnh đất quá nhỏ bé so với cuộc sống bận rộn của họ ở thành phố.

Ông Giang tiếp tục sống cuộc đời bình dị, trồng trọt và chăn nuôi thêm trên mảnh đất thừa kế. Ông không lập gia đình, không có con cái, và sống một mình trong căn nhà cũ kỹ do cha mẹ để lại. Trong suốt hơn hai thập kỷ, ông hiếm khi liên lạc với các em, trừ những dịp lễ Tết hiếm hoi khi họ ghé thăm quê.

Cơn sốt bất động sản làm thay đổi tất cả

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào năm 2023, khi khu vực ngoại ô Nam Kinh, nơi mảnh đất của ông Giang tọa lạc, được quy hoạch thành khu đô thị mới. Giá bất động sản tăng chóng mặt, và mảnh đất vốn chỉ vài trăm NDT nay được định giá lên đến 11 triệu NDT (khoảng 39 tỷ đồng). Tin tức về giá trị tài sản của ông Giang nhanh chóng lan truyền trong làng, và không lâu sau, các em ruột của ông bắt đầu liên lạc lại.

Ban đầu, họ đến thăm ông với thái độ thân thiện, hỏi han về sức khỏe và cuộc sống. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, họ thẳng thắn đề nghị ông chia lại tài sản thừa kế. Họ cho rằng, dù mẹ đã để lại di chúc, nhưng mảnh đất là tài sản chung của gia đình, và họ cũng có quyền được hưởng một phần. Ông Giang vốn là người thật thà, từ chối yêu cầu này. Ông nhấn mạnh các em nên tôn trọng di chúc của mẹ. Điều này khiến 4 người em tức giận, và họ quyết định đưa vụ việc ra tòa.

Tòa phán quyết thế nào? 

Tháng 6 năm 2024, Tòa án địa phương thụ lý vụ kiện do 4 người em của ông Giang khởi kiện. Họ yêu cầu tòa tuyên bố di chúc của bà Lý không hợp pháp, lập luận rằng mẹ họ không minh mẫn khi lập di chúc vào năm 2000. Ngoài ra, họ cho rằng anh cả đã lợi dụng việc sống cùng mẹ để gây ảnh hưởng, khiến bà chỉ để lại tài sản cho ông. Phía nguyên đơn đòi chia đều mảnh đất, tức mỗi người được hưởng 1/5 giá trị tài sản, tương đương khoảng 7 tỷ đồng/người.

Tại tòa, ông Giang, với dáng vẻ già nua và giọng nói run run, khẳng định rằng di chúc của mẹ là hoàn toàn hợp pháp. Ông kể lại những năm tháng khó khăn khi ở lại quê chăm sóc mẹ, trong khi các em bận rộn với cuộc sống riêng. “Tôi không mong gì hơn ngoài việc giữ lời hứa với mẹ. Bà đã giao mảnh đất này cho tôi, và tôi sẽ không chia cho bất kỳ ai,” ông nói trước tòa.

Anh cả thừa kế mảnh đất 39 tỷ đồng, 20 năm sau, 4 người em kiện đòi chia lại tài sản, toà án tuyên bố: 1 bên trắng tay- Ảnh 2.

Luật sư của ông Giang cũng cung cấp bằng chứng cho thấy bà Lý hoàn toàn tỉnh táo khi lập di chúc, với sự chứng thực của trưởng làng và hai nhân chứng khác. Ngoài ra, luật sư nhấn mạnh rằng các em của ông không hề phản đối di chúc trong suốt 24 năm qua, và chỉ lên tiếng khi giá trị tài sản tăng vọt.

Sau nhiều phiên xét xử, tòa án cuối cùng ra phán quyết vào cuối năm 2024, tuyên bố di chúc của bà Lý hợp pháp, và ông Giang được quyền sở hữu toàn bộ mảnh đất. Về phía các em của ông, tất cả ra về tay trắng. 

Ông Giang cho biết vụ kiện đã để lại vết rạn nứt không thể hàn gắn trong gia đình. Dù là người thắng kiện song ông không cảm vui thay vào đó là sự đau khổ. Bởi từ sau phiên toà đó, ông chẳng có thể nói chuyện được với họ.   

 (Theo Toutiao)