12 thói quen tiết kiệm mà tôi từng bị chê bai, nhưng giờ tôi thấy đáng giá
1. Giặt quần áo bằng tay khi có thểNếu quần áo không quá dơ, tôi giặt bằng tay mỗi tối sau khi tắm. Quần áo nhỏ, đồ lót, khăn mặt, tôi không dùng máy giặt. Nhờ vậy mà tôi tiết kiệm được điện, nước, bột giặt, và cả độ bền của quần áo.

Tôi hiếm khi nấu từng bữa riêng. Nếu buổi trưa rảnh, tôi nấu luôn phần tối và chỉ hâm nóng lại. Những món tốn nhiều gas như hấp, luộc nhiều tầng... tôi hạn chế. Không bao giờ gọi đồ ăn ngoài – vừa tốn tiền, vừa không an tâm về vệ sinh.

Tôi luôn mang đồ ăn thừa về, dù nhiều người thấy “kém sang”. Tôi không xấu hổ. Đó là thực phẩm vẫn ăn được, và chiến dịch “không lãng phí thực phẩm” mà mọi người hô hào đó, tôi đang thực hiện mỗi ngày.
4. Không mua túi đựng rác – tận dụng túi nilon siêu thịTôi chưa từng mua túi rác. Túi nilon mua rau, hoa quả, tôi gom lại để phân loại rác trong nhà. Vừa tiện, vừa sạch, vừa không lãng phí nhựa.

Tôi không lượm nhặt ngoài đường, nhưng trong nhà tôi thu gom hết. Khi đầy, tôi gọi xe phế liệu. Có lần tôi gom được gần 80.000 đồng – không nhiều, nhưng là tiền thật, sạch sẽ.
6. Đi công tác – không quên mang đồ dùng khách sạn miễn phíBàn chải, kem đánh răng, lược, xà phòng… miễn phí ở khách sạn, tôi đều mang về. Để khi nhà có khách, hoặc con bạn con đến chơi, đều có sẵn đồ mới dùng một lần.

Mỗi mùa, tôi có vài bộ. Ở nhà mặc đồ cũ, đi làm mặc đồ tối giản. Quần áo tôi chọn đều kiểu trơn, trung tính, không sợ lỗi mốt. Có bộ tôi mặc 5–6 năm, vẫn dùng tốt.
8. Skincare – chỉ dùng sản phẩm nội địa giá rẻTôi dùng xà phòng thiên nhiên, lotion dưỡng nội địa, chỉ khoảng 200.000/bộ. Không dùng hàng ngoại nghìn tệ, không cần “trend”. Da tôi vẫn ổn, còn có người bảo nhìn trẻ hơn tuổi.
9. Không mua túi hàng hiệu – túi vải là chân áiTôi chưa từng bỏ hàng triệu để mua một chiếc túi. Tôi dùng túi vải, dễ giặt, tiện đựng, không lo mất trộm. Chiếc túi đắt nhất tôi có là bạn tặng, khoảng 300.000 đồng – dùng đến giờ vẫn còn tốt.
10. Không cho con học thêm tràn lan – vẫn đỗ đại họcNhà có ba con, tôi không chạy đua lớp học thêm. Chỉ cho học bắt buộc, còn lại là rèn thói quen học ở nhà. Kết quả, cả ba đều thi đỗ đại học trọng điểm, dù không vào top, nhưng tôi tự hào vì các con ngoan và tự lập.
11. Sinh nhật – tổ chức tại nhà, tặng quà vừa sứcMột năm cả nhà có 5 ngày sinh nhật. Nếu đi ăn nhà hàng + mua bánh + quà, tốn vài triệu là chuyện thường. Tôi chọn nấu bữa cơm ngon tại nhà, tặng quà vừa phải, bánh sinh nhật nhỏ nhưng đủ ý nghĩa.

Tôi không tụ họp thường xuyên. Tốn kém, và nhiều lúc chỉ là những buổi nói chuyện vô nghĩa. Thay vì ra ngoài, tôi ở nhà nấu ăn, trò chuyện với con, làm bánh, đọc sách. Chồng tôi cũng vậy. Gia đình gắn bó hơn, chi tiêu giảm rõ rệt.
Keo kiệt hay là biết tính?
Nhiều người nói sau lưng tôi: “Sống vậy khổ quá!”, “Cả đời tiết kiệm để làm gì?”. Nhưng tôi thấy vui và hài lòng. Ba đứa con tôi không thiếu thốn. Nhà cửa gọn gàng, chi tiêu có kiểm soát. Và điều quan trọng nhất: Chúng tôi không nợ nần ai cả.
Vậy thì tôi có gì để xấu hổ? Tôi sống theo cách của mình, và tôi đang sống tốt.