Một cặp vợ chồng tại Đà Nẵng, cả hai đều tốt nghiệp thạc sĩ tại những trường đại học danh tiếng, có một cậu con trai tên là Trần Minh. Nhận được sự giáo dục nghiêm túc từ cha mẹ đều là những trí thức tinh hoa, từ nhỏ, Trần Minh đã rất ngoan ngoãn và thể hiện sự hiểu biết khác xa những đứa trẻ cùng tuổi.

Mọi người trong khu dân cư đều trầm trồ khen Trần Minh là rất "người lớn". Cậu bé luôn chủ động chào hỏi mọi người, lễ phép và đúng mực. Khi chơi với bất kỳ đứa trẻ nào khác, Trần Minh không bao giờ đánh nhau hay cạnh tranh bất cứ điều gì. Cho dù đó là đồ ăn hay đồ chơi, bé sẽ nhường cho các bạn trước.
Mỗi lần đi học về, Trần Minh đều hoàn thành bài tập về nhà do giáo viên giao sớm một cách hết sức tự giác mà không cần bố mẹ phải lo lắng. Thành tích học tập của cậu luôn rất tốt và được các giáo viên ưa thích. Trần Minh chính là hình mẫu tiêu biểu của "con nhà người ta" trong mắt nhiều bậc phụ huynh. Cậu bé trở thành tấm gương để các bậc cha mẹ khác khích lệ, dạy bảo con của mình.
Nhiều người hàng xóm đã tìm đến bố mẹ Trần Minh để học cách nuôi dạy con cái. Bố mẹ cậu bé thừa nhận rằng ngay từ khi Trần Minh còn rất nhỏ, họ đã rất nghiêm khắc và đặt ra nhiều tiêu chuẩn cho cậu. Thông thường, về cơ bản, cậu bé không được phép tiếp xúc hay chơi với những sản phẩm điện tử có khả năng gây hại cho trẻ như tivi, điện thoại di động, máy tính bảng...

Phương pháp giáo dục này thực sự đã giúp Trần Minh duy trì được thành tích học tập đặc biệt xuất sắc. Cậu đã thi đậu một trường trung học tốt và được nhận vào một trường đại học danh tiếng tại Tp. Hồ Chí Minh với điểm số xuất sắc. Tuy nhiên, sau khi vào đại học, cuộc sống của Trần Minh lại hoàn toàn thay đổi. Phải chuyển vào Tp. Hồ Chí Minh để theo học, Trần Minh không còn sống cùng bố mẹ nữa và phải làm quen với cuộc sống tự lập. Các bạn học trong trường đều là những sinh viên xuất sắc với thành tích cao, do đó, Trần Minh không còn trở nên quá đặc biệt.
Sau khi vào đại học, Trần Minh bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn, gặp gỡ nhiều người hơn. Không còn có sự quản lý sát sao của cha mẹ, Trần Minh, khi ấy vừa bước qua tuổi 18, cảm thấy thế giới này thật tươi đẹp và khác xa với những gì cậu từng biết. Cậu thanh niên bắt đầu thấy rằng mình không nhất định phải đi theo đúng con đường mà cha mẹ đã định sẵn.
Rồi trở thành "trẻ con" ở tuổi đáng ra phải trưởng thànhTừ khi học đại học, Trần Minh không còn dậy sớm để tập thể dục mỗi ngày nữa, việc học hành cũng trở nên chểnh mảng. Giường ngủ và căn phòng của cậu trở nên bừa bộn với đầy quần áo và tất bẩn. Trần Minh thậm chí còn chẳng biết tự giặt quần áo. Công việc duy nhất cậu chăm chỉ làm mỗi ngày chính là chơi game, từ đêm muộn tới gần sáng. Lối sống của cậu trở nên thất thường và rối loạn.

Trần Minh liên tục thi trượt và phải học lại nhiều học phần do nghỉ quá số buổi quy định, tuy nhiên, cậu đã chai sạn với điều đó và không còn cảm thấy xấu hổ. Sau đó, nhà trường đã phải thông báo cho cha mẹ của Trần Minh về thực trạng học tập của cậu. Nhận được email của giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ Trần Minh vô cùng choáng váng. Họ đã phải thay phiên nhau nghỉ việc dài ngày để tới Tp. Hồ Chí Minh thăm nom và giám sát con mình, hi vọng sẽ giúp cậu vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, tình trạng của Trần Minh không hề cải thiện. Bị cha mẹ cấm chơi game trong phòng, cậu sẽ trốn ra tiệm game ngoài phố để tiếp tục đam mê. Có lần, Trần Minh đã trèo cửa sổ vào giữa đêm để đi chơi và bị ngã gãy chân. Cuối cùng, cậu phải bỏ dở việc học để ở nhà "cai nghiện" trò chơi điện tử. Không đành lòng nhìn con mình từ một đứa trẻ xuất sắc trở thành một thanh niên bệ rạc, cha mẹ Trần Minh đã phải từ bỏ công việc hiện tại để dành nhiều thời gian quan tâm tới cậu hơn, dù lúc này, Trần Minh đã gần 20 tuổi.
Giúp trẻ lớn lên "đúng nghĩa"Khi giáo dục con cái, cha mẹ thường nghĩ rằng thật tuyệt nếu con mình có thể trưởng thành sớm hơn để có thể tự lập hơn trong tương lai. Nhưng bạn không biết rằng đôi khi, sự "thông minh, hiểu chuyện" chỉ là vẻ bề ngoài, một khi gặp phải cám dỗ thực sự, mọi thứ có thể dễ dàng tan vỡ.
Khi trẻ em chủ động kìm nén nhu cầu tự nhiên của mình và chiều theo kỳ vọng của người lớn quá mức, hành vi có vẻ "trưởng thành" này thực chất là biểu hiện của sự phát triển tâm lý mất cân bằng. Vì vậy, hãy ngừng ép buộc con bạn phải trở nên ngoan ngoãn. Điều chúng ta nên mang lại cho chúng là sự phát triển "vừa phải" và đúng với lứa tuổi. Trẻ em cần được tự do khám phá trong những năm đầu đời để tự rút ra bài học cho những năm sau này.

Đầu tiên, hãy là cha mẹ đủ tốt.
Winnicott đề xuất khái niệm "người mẹ đủ tốt", nghĩa là người mẹ có thể đóng vai trò là "người chứa đựng cảm xúc" để chấp nhận mọi cảm xúc của đứa trẻ. Khi con bạn mất bình tĩnh, bạn có thể giữ bình tĩnh, kiên nhẫn hướng dẫn con hoặc nói chuyện với con và hỏi tại sao con lại tức giận như vậy thay vì bắt đứa trẻ kìm nén cảm xúc của mình.
Thứ hai, điều chỉnh lại cách trò chuyện.
Ví dụ, nếu bạn thấy hai đứa trẻ đánh nhau, bạn có thể hỏi: "Con nghĩ tại sao em ấy lại khóc?" thay vì nói, "Con không thể nhường nhịn em một chút sao?"
Trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi khám phá này có thể kích hoạt vỏ não trước trán của trẻ em và thúc đẩy sự phát triển của lòng đồng cảm. Nếu bạn thường xuyên giao tiếp với con như thế này, bạn sẽ thấy rằng chúng không chỉ trở nên hiểu biết hơn mà còn có nhiều bạn tốt hơn xung quanh. Đây không phải là sự phát triển bắt buộc mà là sự phát triển tự nhiên đến từ khả năng đồng cảm với cảm xúc của người khác.

Cuối cùng, hãy thiết lập một "ngày mắc lỗi".
Đặt ra một "ngày mắc lỗi" cố định mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Vào ngày này, bạn cho phép con mình có thể làm hỏng rất nhiều thứ, nhưng không phải cố ý.
Ví dụ, bạn có thể cho con bạn thử vẽ bằng tay trái và ăn bằng tay trái. Điều này không chỉ giúp phát triển các bán cầu não mà còn tăng cường khả năng chống lại sự thất vọng của vỏ não trước trán.
Mẹo: "Ngày làm hỏng" chú trọng nhiều hơn vào việc để trẻ thư giãn thay vì làm mọi thứ trở nên hoàn hảo. Cha mẹ cũng có thể tham gia và giải tỏa cảm xúc của mình.
Kết luậnMột môi trường phát triển xấu, giống như phương pháp giáo dục không phù hợp, có thể dẫn đến những hậu quả rất khủng khiếp. Người xưa có câu: "Trái chín ép thì không ngọt", nếu một đứa trẻ bị ép trở thành một người lớn trước lứa tuổi của mình, rất có thể, khi lớn lên, chúng sẽ lại trở thành một "đứa trẻ khổng lồ" trong tương lai và phải sống phụ thuộc vào sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ mà không thể tự lập. Là cha mẹ, hãy hết sức tránh sai lầm này.