Conic Boulevard

Mua bảo hiểm 834 triệu đồng, 10 năm sau đến hạn rút cho con đi học đại học thì được thông báo: Cô phải đợi đến năm 2084

Được quảng cáo sẽ có thể rút cả gốc lẫn lãi tiền bảo hiểm sau 10 năm, người phụ nữ Trung Quốc ngỡ ngàng trước tuyên bố bất ngờ của công ty bảo hiểm.

Gói bảo hiểm sinh lời hấp dẫn

Năm 2011, cô Trương ở Kim Hoa, Chiết Giang, Trung Quốc được giới thiệu mua một sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm Tín Thái. Vào thời điểm đó, 2 đứa con của cô chỉ mới 7-8 tuổi. Mong muốn có một khoản đầu tư cho con sau này, cô Trương liền ký hợp đồng mua gói bảo hiểm, với lời mời chào có thể rút cả gốc lẫn lãi sau 10 năm.

Nhân viên bán hàng đảm bảo với cô Trương rằng bảo hiểm này tiết kiệm chi phí hơn so với các sản phẩm tài chính ngân hàng. Mỗi năm, cô sẽ phải nộp tổng số tiền là  23.500 (khoảng 83,4 triệu đồng). Theo hợp đồng, ngoài tiền gốc sau 10 năm là 235.000 NDT (834 triệu đồng), tổng số tiền lãi cô Trương có thể thu được là gần 70.000 NDT (khoảng 248 triệu đồng).

Thời gian trôi nhanh, đến tháng 7/2021, cũng là Trương lúc cô Trương đóng phí bảo hiểm đủ 10 năm theo thỏa thuận, với tổng số tiền đầu tư là 235.000 NDT. Tuy nhiên, khi cô đến rút tiền, nhân viên công ty bảo hiểm lại thông báo một tin gây sốc: Hợp đồng bảo hiểm có hạn đến năm 2084, điều đó có nghĩa là cô sẽ không thể nhận được toàn bộ cả gốc lẫn lãi cho đến 73 năm sau.

Cô Trương cho biết, ban đầu cô không hề nhận được hợp đồng bảo hiểm. Phải 3 năm sau khi mua, hợp đồng mới được gửi đến cho cô. Giờ đây, khi xem kỹ lại, cô Trương mới phát hiện trên đó ghi rõ: "Thời hạn bảo hiểm 73 năm". Hợp đồng cũng quy định rằng, đến thời hạn đã nêu, người được nhận bảo hiểm phải còn sống thì mới thực hiện theo điều kiện rút tiền như trong hợp đồng.

Mua bảo hiểm 834 triệu đồng, 10 năm sau đến hạn rút cho con đi học đại học thì được thông báo: Cô phải đợi đến năm 2084- Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Vì đang cần tiền gấp để chuẩn bị cho con nhập học đại học, cô Trương đã đi đàm phán với công ty bảo hiểm. Nhân viên công ty cho biết, vì lý do nhân đạo, họ sẵn sàng hoàn lại cho cô 156.000 NDT (khoảng 553 triệu đồng) vì rút sớm. Nhưng con số này vẫn thấp hơn tổng số tiền bảo hiểm mà bà Zhang đã đóng trong 10 năm qua.

Trong cơn tuyệt vọng, cô Trương đã cố gắng liên lạc với nhân viên bán bảo hiểm cho mình, nhưng người nhận điện thoại lại là người khác. Người ở đầu dây bên kia thông báo, nữ nhân viên bảo hiểm bị bệnh nặng và đã sống trong tình trạng thực vật 6 năm. Người này đề nghị cô Trương liên hệ trực tiếp với công ty bảo hiểm để giải quyết vấn đề này.

Kết cục bất ngờ sau 10 năm

Sự việc đi vào bế tắc, cô Trương quyết định gửi đơn lên Tòa án Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang để khởi kiện công ty bảo hiểm. Lúc này, thái độ của công ty bảo hiểm vẫn rất kiên quyết. Công ty này cho biết, sau khi chính sách có hiệu lực vào năm đó, công ty đã gọi điện thoại xác nhận và cô Trương cũng tuyên bố rằng mình hiểu rõ các điều khoản và trách nhiệm liên quan.

Ngoài ra, phí công ty bảo hiểm cũng chỉ ra rằng, cô Trương không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nhân viên bán hàng đã lừa dối mình, nên công ty không thể hỗ trợ yêu cầu hoàn lại toàn bộ tiền. Tuy nhiên, công ty bày tỏ mong muốn tiếp tục đàm phán và hòa giải.

Tình huống này khiến cô Trương rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ban đầu, cô nghĩ mình có thể dùng số tiền này khi các con vào đại học, nhưng bà không ngờ mình phải đợi đến năm 2084, khi các con đã ở độ tuổi 70. Ngay cả khi chọn hủy bảo hiểm ngay bây giờ, số tiền mà cô nhận được sẽ ít hơn số tiền đã đầu tư. 

Đáng nói, vì cô Trương không lưu giữ bất kỳ bản ghi âm hoặc biên bản viết nào về nội dung trao đổi với nhân viên bán hàng, nên cô thậm chí không thể đưa ra bằng chứng để chứng minh rằng mình đã bị lừa. Cuối cùng, Tòa án Kim Hoa bác bỏ yêu cầu khiếu nại của cô Trương, thời hạn bảo hiểm vẫn được thực hiện theo đúng hợp đồng, trừ khi cô đồng ý thỏa thuận rút sớm của công ty bảo hiểm.

Thông qua trường hợp này, Tòa án Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc nhắc nhở, với tư cách là người mua bảo hiểm, nếu đã tìm hiểu các quy định liên quan và quyết định ký hợp đồng, bạn phải đọc kỹ từng điều khoản để đảm bảo khớp với thông tin mà người bán hàng thông báo. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên tìm luật sư hỗ trợ để tránh các vấn đề tranh chấp hoặc rắc rối có thể xảy ra trong tương lai.

(Theo Baijiahao)