Conic Boulevard

Người đàn ông gửi ngân hàng 14 tỷ, 1 năm sau rút tiền thì nhân viên khẳng định: Sổ tiết kiệm của ông là giả

Người đàn ông bàng hoàng vì nguy cơ mất trắng món tiền khổng lồ.

Năm ngoái, quê nhà của ông Hồ ở Trung Quốc bị giải tỏa và ông nhận được một khoản tiền đền bù không nhỏ là 4 triệu nhân dân tệ (~14,4 tỷ đồng). Xét thấy tuổi đã cao, không cần nhiều vốn lưu động, ông đã quyết định gửi số tiền này vào một ngân hàng có uy tín tại địa phương, chọn hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn một năm. Lúc đó, giám đốc chi nhánh ngân hàng họ Tài đã tiếp đón ông Hồ rất nhiệt tình, làm thủ tục gửi tiền và hứa sau một năm sẽ trả lãi suất tương ứng.

Tuy nhiên, một năm trôi qua rất nhanh. Khi ông Hồ phấn khởi đến ngân hàng rút tiền thì được báo tin tờ sổ tiết kiệm của ông là giả, và do đó ông không thể rút được tiền. Tin dữ đột ngột khiến ông Hồ bàng hoàng, không thể tin vào mắt mình, càng không thể chấp nhận sự thật phũ phàng ấy.

Qua xác minh thêm, phía ngân hàng phát hiện ông Tài đã lợi dụng chức quyền của mình để làm giả giấy chứng nhận tiền gửi, nhằm mục đích lừa đảo. Ông Hồ chỉ là một trong số rất nhiều nạn nhân của ông Tài. Khi biết được sự thật, ông Hồ vô cùng bức xúc và yêu cầu ngân hàng phải chịu trách nhiệm về việc này. Tuy nhiên, phía ngân hàng lại khẳng định đây chỉ là hành vi cá nhân của ông Tài, không liên quan gì đến ngân hàng.

Trước thái độ thờ ơ của ngân hàng, ông Hồ quyết định nhờ đến pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình. Ông đã thuê luật sư và đưa vụ việc ra tòa. Tại tòa, ông Hồ nghẹn ngào kể lại toàn bộ quá trình bị lừa, yêu cầu ngân hàng bồi thường toàn bộ tổn thất.

Người đàn ông gửi ngân hàng 14 tỷ, 1 năm sau rút tiền thì nhân viên khẳng định: Sổ tiết kiệm của ông là giả- Ảnh 1.

Ông Hồ đối diện nguy cơ bị mất trắng 4 triệu nhân dân tệ (Ảnh minh hoạ)

Sau quá trình xét xử căng thẳng, tòa án cuối cùng đã tuyên bố: Ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản tổn thất của ông Hồ, bồi thường toàn bộ 4 triệu nhân dân tệ (bao gồm cả tiền gốc và lãi phát sinh tương ứng). Tòa án nhấn mạnh rằng, với tư cách là một tổ chức tài chính, ngân hàng phải đảm bảo nghiêm ngặt sự an toàn của tiền gửi của khách hàng. Hành vi của ông Tài diễn ra trong phạm vi công tác của ông ta, vì vậy ngân hàng phải chịu trách nhiệm về các hậu quả đã xảy ra.

Phán quyết này được xem là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các ngân hàng, đồng thời cũng nhắc nhở người dân phải nâng cao cảnh giác khi thực hiện các giao dịch tài chính. Là trụ cột của ngành tài chính, các ngân hàng cần tăng cường quản lý nhân viên, đảm bảo an toàn cho tiền gửi của khách hàng. Bên cạnh đó, người dân cũng cần tăng cường ý thức tự bảo vệ, không nên dễ dàng tin tưởng người khác, tránh trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo.

Tuy câu chuyện của ông Hồ khiến người ta đau lòng, nhưng nó cũng cho thấy sự công bằng và sức mạnh của pháp luật. Khi quyền lợi bị xâm phạm, mọi người cần mạnh dạn sử dụng công cụ pháp lý để bảo vệ mình. Đồng thời, cần kêu gọi cơ quan chức năng tăng cường giám sát và trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, nhằm gìn giữ trật tự thị trường và lợi ích chung.