Conic Boulevard

Sống chung với 5 thứ này không khác nào "hít độc" mỗi ngày: Khuyên bạn VỨT sớm!

5 vật dụng này âm thầm "rút cạn" sức khỏe cả gia đình. Cố giữ lại chẳng khác nào rước họa vào thân!

Nhiều người cho rằng chỉ có ăn uống không lành mạnh mới ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế, có không ít vật dụng tưởng chừng vô hại trong nhà lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại lâu dài cho cả gia đình.

Chúng ta tiếp xúc với những món đồ này hàng ngày, nhưng không ngờ rằng về lâu dài, chúng có thể sản sinh chất độc hại, tích tụ vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí dẫn đến các bệnh nghiêm trọng. Điển hình là 5 vật dụng sau đây. Nếu nhà bạn đang dùng, hãy cân nhắc thay thế càng sớm càng tốt.

1. Thuốc xịt côn trùng, tinh dầu đuổi muỗi kém chất lượng

Vào mùa nóng, nhiều gia đình sử dụng thuốc xịt, tinh dầu hay nến đuổi muỗi. Tuy nhiên, các sản phẩm không rõ nguồn gốc thường chứa hóa chất độc hại như phthalates, formaldehyde (formol) hoặc các loại dung môi công nghiệp.

Những chất này khi bay hơi có thể gây kích ứng hô hấp, ảnh hưởng hệ thần kinh, thậm chí gây dị ứng hoặc ngộ độc mãn tính nếu hít phải trong thời gian dài.

Sống chung với 5 thứ này không khác nào

Lời khuyên: Chỉ nên chọn sản phẩm đuổi muỗi có nhãn mác rõ ràng, thuộc thương hiệu uy tín, được kiểm nghiệm an toàn. Nếu đang sử dụng sản phẩm không có thông tin cụ thể, hãy ngừng ngay và thay thế bằng sản phẩm đáng tin cậy hơn.

2. Nệm cũ, kém chất lượng

Chiếc nệm tưởng là nơi nghỉ ngơi lý tưởng lại có thể âm thầm "giết chết" giấc ngủ nếu bạn đang dùng một chiếc nệm quá cứng, quá mềm hoặc có chất liệu độc hại:

Nệm quá mềm có thể thiếu sự nâng đỡ, dễ khiến cột sống bị cong vẹo, đau lưng.

Nệm quá cứng dễ tạo áp lực lên mạch máu, gây mỏi mệt.

Nệm dùng keo công nghiệp hoặc chất liệu tái chế không rõ nguồn gốc sẽ phát tán formaldehyde, gây nguy cơ hô hấp, dị ứng.

Sống chung với 5 thứ này không khác nào

Lời khuyên: Nếu nệm đã quá cũ (trên 7 năm), có mùi lạ hoặc gây đau nhức sau khi ngủ dậy, bạn nên cân nhắc thay mới. Một chiếc nệm tốt là khoản đầu tư xứng đáng cho sức khỏe.

3. Thớt gỗ bị mốc

Thớt là vật dụng không thể thiếu trong bếp, nhưng cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách. Đặc biệt là thớt gỗ đã bị nứt, mốc hoặc có nhiều vết cắt sâu.

Nấm mốc trên thớt có thể sinh ra aflatoxin, một loại độc tố nấm mốc cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tổn thương gan, thậm chí ung thư nếu tích tụ lâu dài. Theo nghiên cứu, thớt dùng trên 2 năm có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp nhiều lần bồn cầu.

Sống chung với 5 thứ này không khác nào

Lời khuyên: Nên thay thớt định kỳ, vệ sinh bằng nước nóng và phơi khô hoàn toàn. Tránh dùng chung thớt cho thực phẩm sống và chín.

4. Bàn chải đánh răng đã ố vàng

Bàn chải đánh răng để trong nhà vệ sinh, là nơi có môi trường ẩm thấp nên rất dễ trở thành ổ vi khuẩn. Một khi bàn chải đã ngả màu, ố vàng thì khả năng cao sẽ chứa tụ cầu vàng, E.coli và nhiều loại vi sinh vật gây bệnh răng miệng.

Cứ tiếp tục dùng những loại bàn chải này sẽ dễ dẫn đến viêm nướu, nhiệt miệng, hôi miệng, hoặc thậm chí nhiễm trùng nếu có vết thương hở trong miệng.

Sống chung với 5 thứ này không khác nào

Lời khuyên: Bàn chải nên thay mỗi 2-3 tháng hoặc sớm hơn nếu lông bị tòe hay thay đổi màu sắc.

5. Vật dụng dùng một lần nhưng được "tái sử dụng" nhiều lần

Ly nhựa, hộp cơm dùng một lần, đũa muỗng, thậm chí đồ lót dùng một lần... là những vật dụng tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nếu bị lạm dụng hoặc tái sử dụng sai cách.

Các sản phẩm này thường không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, có thể chứa chất tạo màu, tạo mùi hoặc sản xuất trong điều kiện không đảm bảo.

Đặc biệt, việc tái sử dụng hộp nhựa đựng đồ ăn như hộp đựng cơm hộp, trà sữa... có thể gây thôi nhiễm hóa chất vào thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Sống chung với 5 thứ này không khác nào

Lời khuyên: Dù muốn tiết kiệm cũng không nên tái sử dụng đồ nhựa một lần và luôn chọn sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín nếu bắt buộc phải dùng.

Đừng để những món đồ quen thuộc trong nhà trở thành "sát thủ thầm lặng" hại sức khỏe cả gia đình. Việc chủ động kiểm tra, thay thế hoặc loại bỏ các vật dụng tiềm ẩn rủi ro không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp không gian sống trở nên an toàn hơn.

Nguồn: Toutiao