Vì sao người thật thà thường hấp dẫn hơn người hay nói dối? Nghiên cứu lý giải sức hút của sự chân thành

Người trung thực, thật thà thường tạo được thiện cảm ngay từ lần gặp đầu tiên.

Chúng ta liên tục đánh giá độ tin cậy của người khác một cách có ý thức và vô thức từ đời sống cá nhân đến công việc. Tình cảm có thể khiến chúng ta “mù quáng”, làm cho việc phát hiện sự không thật thà trong các mối quan hệ thân thiết trở nên khó khăn hơn và liệu có nên “nhắm mắt cho qua” những lời nói dối vì hay không? Câu trả lời thường là: không.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây mang đến một số góc nhìn thú vị: Có thể chúng ta nhận biết được sự trung thực tốt hơn mình nghĩ.

Sức hút của sự thật thà

Ten Brinke và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa việc nói thật và mức độ hấp dẫn của một người.

Họ bắt đầu bằng cách chỉ ra một thực tế mà nhiều người từng trải nghiệm: Dù ai cũng biết rằng sự lừa dối tồn tại trong giao tiếp hàng ngày, nhưng con người lại rất hiếm khi tin rằng người khác đang nói dối. Tuy vậy, chúng ta có thể phát hiện những lời nói dối tốt hơn mình tưởng. Theo nhóm nghiên cứu, dù chúng ta không chủ động nghi ngờ hay cố gắng đánh giá ai có đang nói dối hay không, thì vẫn có sự khác biệt trong cách chúng ta nhìn nhận họ.

Kết quả cho thấy những người nói thật thường được đánh giá là hấp dẫn hơn so với khi họ nói dối. Nhóm tác giả lý giải rằng điều này đến từ cảm nhận về sự cởi mở và ấm áp mà người trung thực mang lại. Đáng chú ý, hiệu ứng “sự thật hấp dẫn” này thể hiện rõ rệt hơn khi đối tượng được đánh giá là phụ nữ, trong khi giới tính của người đánh giá không ảnh hưởng đến kết quả.

Vì sao người thật thà thường hấp dẫn hơn người hay nói dối? Nghiên cứu lý giải sức hút của sự chân thành- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Về mặt hành vi, Ten Brinke và cộng sự nhận thấy rằng con người có xu hướng bị thu hút và muốn lại gần những ai họ cho là trung thực, ngay cả khi họ không cố gắng đánh giá mức độ đáng tin cậy. Cụ thể, người tham gia nghiên cứu không chỉ cảm thấy hấp dẫn hơn với người nói thật, mà còn tỏ ra ít thiện cảm hơn với người nói dối, đặc biệt là trong những câu hỏi then chốt hé lộ sự thật hoặc sự gian dối, so với các câu hỏi nền tảng mà ai cũng trả lời trung thực.

Thậm chí, cùng một chủ đề, khi người tham gia nói thật thì được đánh giá hấp dẫn hơn so với khi họ nói dối. Và, một lần nữa, phụ nữ được đánh giá là hấp dẫn hơn khi họ nói thật, trong khi sự trung thực không làm thay đổi đánh giá mức độ hấp dẫn của đàn ông.

Vì sao người thật thà thường hấp dẫn hơn người hay nói dối? Nghiên cứu lý giải sức hút của sự chân thành- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Khao khát sự thật thà và khả năng phát hiện sự dối trá

Ten Brinke và cộng sự phát hiện rằng cảm nhận về sự cởi mở và ấm áp chính là yếu tố trung gian giúp lý giải mối quan hệ giữa việc người nói có trung thực hay không và mức độ hấp dẫn mà họ được đánh giá. Điều này cho thấy cơ chế đó hoạt động một cách vô thức. Thực tế, DePaulo và cộng sự cũng nhấn mạnh rằng, những hành vi khó chịu, thiếu hợp tác hoặc cung cấp thông tin một cách mơ hồ, thiếu chi tiết thường là dấu hiệu của sự lừa dối.

Xét đến vai trò của sự hấp dẫn trong các mối quan hệ xã hội, con người có xu hướng muốn lại gần người trung thực hơn là người dối trá. Điều này không chỉ giúp xây dựng những mối quan hệ tích cực với những người chân thành, đáng tin, mà còn giúp ta tránh được những tổn thất, hậu quả và đôi khi là nỗi đau do bị lừa dối gây ra.

Vì sao người thật thà thường hấp dẫn hơn người hay nói dối? Nghiên cứu lý giải sức hút của sự chân thành- Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Sự thật thà, trung thực tạo nên ấn tượng đầu tiên tuyệt vời

Kết quả nghiên cứu mang đến một góc nhìn sâu sắc về khả năng thiên bẩm của con người trong việc cảm nhận sự chân thành, nhưng cũng mang giá trị thiết thực với bất kỳ ai có xu hướng "nói quá", lảng tránh, hoặc che giấu sự thật. Dù là sự phóng đại hay né tránh, rõ ràng chúng ta dễ bị người khác “nhìn thấu” hơn mình tưởng.

Xét đến mối liên hệ giữa cảm nhận và sự kết nối xã hội, trung thực không chỉ là nguyên tắc ứng xử đúng đắn, mà còn là cách hiệu quả nhất để tạo dựng mối quan hệ chân thành, đáng tin. Điều này ghi điểm trong mắt người khác, vừa tạo thiện cảm ngay từ lời nói đầu tiên.

Theo Psychology Today