Việt Nam có loại rau mọc dại, người Trung Quốc ví là “cao lương mỹ vị số 1 thế giới”: Tốt hơn cả nhân sâm

Loại rau này mọc dại nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam nhưng ít người biết tới để ăn. Trong khi đó, tại Trung Quốc, nó được coi là “cao lương mỹ vị số 1 thế giới”.

Đó chính là rau mầm gai, hay còn gọi là chồi gai, nụ rồng gai, nụ gai. Đây là phần chồi non của cây gai - loại cây thường mọc hoang ở những sườn núi cao, nơi có khí hậu khắc nghiệt. Tại Việt Nam, loại cây này phân bố ở một số tỉnh ở miền núi phía Bắc, như tỉnh Yên Bái cũ. Người dân thường đi thu hái rau mầm gai từ mùa xuân tới đầu mùa hè.

Việt Nam có loại rau mọc dại, người Trung Quốc ví là “cao lương mỹ vị số 1 thế giới”: Tốt hơn cả nhân sâm- Ảnh 1.

Rau mầm gai (Ảnh minh họa).

Theo tờ The Paper của Trung Quốc, rau mầm gai được người dân quốc gia này ví là "cao lương mỹ vị số 1 thế giới". Họ mô tả rau mầm gai có vị ngon ngọt, mềm, đậm đà hương vị của núi rừng. Đây là loại rau rất được yêu thích tại quốc gia tỷ dân này, thậm chí còn được mệnh danh là “vua của các loại rau dại”. Trong thời kỳ đói kém, rau mầm gai đã được dùng như thực phẩm cứu đói cho người dân Trung Quốc, thông tin từ Tân Hoa Xã.

Ngoài Trung Quốc, rau mầm gai cũng là loại rau được người Hàn Quốc và Nhật Bản săn lùng vào mỗi mùa thu hái.

Vì sao rau mầm gai được ví là “cao lương mỹ vị số 1 thế giới”?

Theo thông tin từ The Paper, rau mầm gai vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa có giá trị dược liệu cao. 100g rau mầm gai tươi cung cấp được 5,4g protein; 4g carbohydrate; 1,6g chất xơ; 20mg canxi; 150mg phốt pho; 1mg natri; 590mg kali; 1.100mcg sắt; 32mcg kẽm; 530 IU vitamin A; 0,26mg vitamin B2; 3,2mg vitamin PP (một dạng vitamin B3) và 12mg vitamin C.

Ngoài ra, rau mầm gai còn rất giàu các loại axit amin và nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, hàm lượng canxi, mangan, sắt, titan, niken, đồng và germanium hữu cơ trong loại rau này còn cao hơn cả nhân sâm. Chính vì thế, nó được mệnh danh là "cao lương mỹ vị số 1 thế giới".

Rau mầm gai còn có saponin triterpenoid, aldehyde, alkaloid, caroten và tinh dầu dễ bay hơi. Trong đó, saponin triterpenoid có nhiều hoạt tính sinh học quan trọng như bảo vệ tim mạch, chống khối u và chống viêm, The Paper thông tin. Hàm lượng axit amin trong rau mầm gai cũng tương đối cao và đa dạng về chủng loại.

Việt Nam có loại rau mọc dại, người Trung Quốc ví là “cao lương mỹ vị số 1 thế giới”: Tốt hơn cả nhân sâm- Ảnh 2.

Mầm gai trên cây gai (Ảnh minh họa).

Theo Tân Hoa Xã, y học Trung Quốc cho rằng rau mầm gai có vị ngọt, tính bình, đi vào kinh can, tâm, phế, có tác dụng làm mát máu, cầm máu, thanh nhiệt, lợi tiểu. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rau mầm gai có tác dụng cầm máu, giảm mỡ máu, giảm huyết áp, kháng khuẩn, kháng virus. Ăn rau mầm gai với lượng vừa phải còn có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ và ổn định cảm xúc.

Ngoài ra, rau mầm gai còn có tác dụng điều trị suy nhược thần kinh, liệt dương do thận hư, đau nhức do thấp khớp, chấn thương, loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, co thắt dạ dày, viêm gan, tiêu chảy, kiết lỵ, tiểu đường, đau bụng kinh, viêm thận, phù nề. Một nghiên cứu cho thấy rau mầm gai còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch tốt hơn cả nhân sâm. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm gai, Sohu thông tin.

Cách ăn rau mầm gai

Rau mầm gai có thể nấu canh, xào, chiên, hấp hoặc luộc rồi chấm với nước sốt/mắm. Tại Nhật Bản, loại rau này thường được sử dụng để làm món tempura rau trứ danh. Dưới đây là cách làm món tempura rau mầm gai.

Việt Nam có loại rau mọc dại, người Trung Quốc ví là “cao lương mỹ vị số 1 thế giới”: Tốt hơn cả nhân sâm- Ảnh 3.

Tempura rau mầm gai (Ảnh minh họa).

Nguyên liệu:

300g rau mầm gai

Bột chiên giòn

Cách làm

Loại bỏ phần gốc và gai nhỏ nếu có của rau mầm gai.

Trộn bột chiên và nước theo tỷ lệ 1:1,5 thành hỗn hợp sệt.

Nhúng rau mầm gai vào hỗn hợp bột ở trên rồi chiên trong dầu ở nhiệt độ 180 độ cho tới khi chín, giòn.

Chấm tempura rau mầm gai với nước sốt, tương ớt phù hợp sở thích.

(Nguồn: The Paper, Tân Hoa Xã, Sohu)