Conic Boulevard

4 loại dầu ăn cực quen trong bếp Việt hóa ra là “đồng phạm” của ung thư, tưởng ngon - bổ - rẻ hóa ra trả giá đắt!

Có thể bạn sẽ tiết kiệm được một chút chi phí khi dùng các loại dầu ăn này, nhưng lại “trả giá đắt” gấp nhiều lần vì mắc bệnh tật, bao gồm cả ung thư.

Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi gian bếp nhưng chọn sai loại hay sử dụng sai cách lại có thể biến chúng thành “kẻ thù” âm thầm, gây hại sức khỏe của bạn và cả gia đình. Bác sĩ di truyền học Trương Gia Minh (Đài Loan, Trung Quốc) cảnh báo có 4 loại dầu ăn nhiều tưởng là ngon - bổ - rẻ hóa ra ăn vào ngang với “tự đầu độc” vì mang tới nhiều bệnh tật, gồm cả ung thư:

Dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần

Đây là loại dầu ăn rất phổ biến trong các căn bếp, nhất là hàng quán vỉa hè. Nghe thì có vẻ tiết kiệm rất nhiều nhưng thực tế lại là loại dầu cực độc. Bởi khi dầu ăn được đun nóng đi nóng lại nhiều lần, nó sẽ phân hủy, sinh ra các chất độc hại như aldehyde, acrolein và acrylamide - những chất gây ung thư được WHO cảnh báo.

4 loại dầu ăn cực quen trong bếp Việt hóa ra là “đồng phạm” của ung thư, tưởng ngon - bổ - rẻ hóa ra trả giá đắt!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Không chỉ vậy, dầu chiên lại còn tạo ra axit béo trans, có thể làm tổn thương mô và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư. Dầu chiên lại nhìn có thể vẫn trong và thơm, nhưng bên trong đã trở thành “bẫy độc” cho sức khỏe ngay cả khi bạn cố gắng lọc sạch cặn. Do đó, nên thay dầu sau 1-2 lần chiên, đặc biệt khi dầu đã đổi màu, sánh đặc hoặc có mùi lạ.

Dầu ăn đã mở nắp trên 3 tháng

Nhiều người vẫn giữ quan điểm “dầu chưa hết hạn thì vẫn dùng được”, nhất là khi mở nắp rồi vẫn còn nhiều dầu trong chai. Tuy nhiên, dầu ăn tiếp xúc lâu với không khí và ánh sáng sẽ bị oxy hóa, tạo ra các gốc tự do và peroxide - những chất có thể phá hủy DNA tế bào và tăng nguy cơ ung thư. Để lâu cũng có thể gây nấm mốc, biến chất hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong bếp và giảm dinh dưỡng.

Sau khi mở nắp, tốt nhất nên dùng hết dầu ăn trong vòng 1-3 tháng, bảo quản nơi mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Chỉ nên mua vừa đủ dùng với chai nhỏ. Nếu đã qua 3 tháng mà không dùng hết dầu, ngay cả khi còn hạn cũng nên cân nhắc vứt bỏ.

4 loại dầu ăn cực quen trong bếp Việt hóa ra là “đồng phạm” của ung thư, tưởng ngon - bổ - rẻ hóa ra trả giá đắt!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Dầu ăn được ép thủ công, chiết tại các xưởng nhỏ

Nhiều người thích dùng dầu ép thủ công vì nghĩ “tự nhiên” và “không hóa chất”, lại rẻ hơn. Thậm chí còn mất công tự mua đồ về ép tại nhà. Tuy nhiên, nguyên liệu dễ nhiễm nấm mốc khiến dầu thủ công rất dễ ôi thiu, giảm chất lượng. Nếu bể lên men, bồn chứa và thiết bị không được vệ sinh kỹ, dầu cũng dễ nhiễm khuẩn, độc tố. Các cơ sở nhỏ thường không đủ tiêu chuẩn, quy trình lọc thô sơ có thể khiến dầu nhanh hỏng, oxy hóa sớm mà người dùng không biết, dễ bị dùng ngay cả khi đã hỏng.

Dùng loại dầu này tích tụ độc tố, tổn thương tế bào gan, tăng nguy cơ ung thư gan và các loại ung thư khác. Lời khuyên là chỉ mua dầu từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu tự ép, phải đảm bảo nghiêm ngặt từng bước và làm - dùng từng lượng nhỏ.

Dầu bán theo can/chai lớn không nhãn mác

Để tiết kiệm, nhiều gia đình hoặc quán ăn mua dầu theo can lớn 5-10 lít, không nhãn mác, nguồn gốc không rõ ràng. Loại dầu này thường là dầu pha trộn, dầu đã qua sử dụng hoặc thậm chí dầu công nghiệp chất lượng thấp, cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe. Chưa kể, quá trình sản xuất và bảo quản thiếu kiểm soát dễ khiến dầu nhiễm tạp chất, nấm mốc.

4 loại dầu ăn cực quen trong bếp Việt hóa ra là “đồng phạm” của ung thư, tưởng ngon - bổ - rẻ hóa ra trả giá đắt!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Dầu này cũng thường có lượng mua càng lớn càng rẻ dẫn tới tích trữ, để lâu và nhanh bị mất chất, oxy hóa, nấm mốc. Đặc biệt là nếu bảo quản lâu trong điều kiện không tốt. Khi dùng ngoài ít dinh dưỡng, tăng khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì còn khiến cơ thể tích tụ gốc tự do, tế bào bị tổn thương, làm tăng nguy cơ ung thư. Nên khi mua dầu ăn nhất định phải có nguồn gốc, nhãn mác, thành phần rõ ràng và có kiểm định. Tuyệt đối đừng vì rẻ mà tự tay đưa “chất độc” vào bữa ăn.

Nguồn và ảnh: TTVC, Family Doctor