5 sai lầm khi rửa bát khiến cả gia đình mắc ung thư, nhiều người không hay biết vẫn làm mỗi ngày, nhất là cái số 3

Rửa bát không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Rửa bát có vẻ như là một công việc đơn giản. Trên thực tế, có rất nhiều "nội dung kỹ thuật". Nhiều người rửa bát sai cách, không chỉ bát đĩa không thể rửa sạch, ngược lại, nó sẽ sinh sôi vi khuẩn và ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Dưới đây là 5 sai lầm khi rửa bát khiến cả gia đình mắc ung thư, nhiều người không hay biết vẫn làm mỗi ngày, nhất là cái số 3.

1. Không thay miếng rửa chén (bọt biển)

Bạn có biết miếng rửa chén là một trong những vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà không? Cấu trúc xốp và nhiều lỗ của miếng rửa chén dễ giữ lại vi khuẩn từ thực phẩm, thớt, bồn rửa và bát đĩa. Những lỗ nhỏ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn các loại sinh sôi.

Vì thế, chúng ta nên thay miếng rửa chén mỗi 1–2 tuần; dùng khăn lau bếp dùng một lần (dùng xong bỏ); dùng bàn chải rửa bát (ít giữ vi khuẩn hơn); dùng bọt biển cellulose (gốc gỗ), khô nhanh hơn. Máy rửa chén có chức năng diệt khuẩn, tiết kiệm công sức.

2. Đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát

Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát sẽ làm sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, nhưng thật ra điều này gây lãng phí nước, nếu không rửa sạch, hóa chất còn sót lại có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Vì vậy, khi rửa bát, bạn nên đeo găng tay, pha loãng vài giọt nước rửa chén vào nước rồi dùng khăn hoặc miếng rửa chén thấm nước này để rửa. Rửa lại bằng nước sạch, để ráo bát đũa.

3. Không rửa sạch thức ăn thừa

Khi rửa chén, cần loại bỏ hết thức ăn thừa trước đó. Nếu tích tụ lâu ngày, đây có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư.

4. Chén bát rửa xong chất chồng lên nhau

Vi khuẩn cần các yếu tố dinh dưỡng, độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Chất đống bát đĩa sẽ giữ lại nước, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Nên để bát dựng đứng để nước dễ thoát, giảm nguy cơ sinh khuẩn dù còn một ít cặn thức ăn.

Chúng ta nên đặt bát đĩa ở nơi thoáng, khô ráo, có thể dùng khăn sạch hoặc giấy lau khô để đẩy nhanh quá trình. Tủ chứa bát đĩa cần khô và sạch.

5. Không tiệt trùng dụng cụ ăn uống

Không khử trùng trong thời gian dài có thể khiến dụng cụ ăn uống trở thành trung gian truyền bệnh.

Do đó, chúng ta nên tiệt trùng bằng nước sôi: luộc bát đĩa trên 5–10 phút. Hoặc bạn cũng có thể dùng máy tiệt trùng: nếu có điều kiện, rất hiệu quả và tiện lợi. Không nên dùng chất khử trùng hóa học (ví dụ có chứa clo) vì khó rửa sạch hoàn toàn, dễ gây kích ứng đường tiêu hóa nếu còn tồn dư.

Nguồn và ảnh: QQ