Cơn đau đầu của y tế Malaysia: Bác sĩ, y tá nghỉ việc hàng loạt, người trụ lại kiệt sức vì làm tới 200% sức lực

Các bác sĩ, y tá tuyến đầu cho biết, tình trạng thiếu hụt nhân viên trầm trọng đã đẩy các y tá đến bờ vực tuyệt vọng, bất lực.

Chúng tôi hầu như không có thời gian nghỉ ngơi 

Y tá Nini, 42 tuổi bắt đầu làm điều dưỡng cho một bệnh viện ở Johor vào năm 2005 và được chuyển đến Kuala Lumpur vào năm 2010. 

Cô cho biết, văn hoá làm việc ở cơ sở mới rất khác biệt và gần như cô không có thời gian nghỉ ngơi. Giờ co olaf một điều dưỡng viên cao cấp, cô phải chăm sóc 8 -12 bện nhân cùng lúc trong ca trực tại khoa. 

Y tá Nini chia sẻ: "Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng cần có một y tá cho 4 bệnh nhân nhưng chúng tôi đã làm việc gấp đôi, thậm chí nhiều bệnh nhân hơn thế mỗi khi đồng nghiệp nghỉ ốm". 

Cô cho biết thêm, số nhân viên điều dưỡng tại khoa đã tiếp tục giảm trong 5 năm qua. "Đây chẳng còn là điều mới lạ, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều đồng nghiệp xin thôi việc, chọn tìm kiếm cơ hội mới mang lại triển vọng tương lai tốt hơn ở các quốc gia khác". 

Một trong những đồng nghiệp cũ của Nini chuyển đến làm việc tại một bệnh viên ở Dubai. Anh ấy chỉ phải làm 8 tiếng/ngày và được trả tới 12.000 RM/tháng, kèm theo chỗ ở miễn phí. Hai người khác đến Singapore và Perth, Úc. Họ đều là những điều dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm. Vì thế khi họ rời đi, Y tá Nini và những đồng nghiệp ở lại phải chật vật làm việc.

"Chúng tôi không biết sẽ cầm cự được bao lâu. Đôi khi bệnh nhân trách chúng tôi không chăm sóc họ chu đáo. Không phải chúng tôi không quan tâm mà thật sự sức khoẻ cơ thể chúng tôi không theo kịp, có quá nhiều việc phải giải quyết", Y tá Nini nhấn mạnh. 

Đối phó với tình trạng quá tải bệnh nhân 200%

Tại một bệnh viên ở Kota Kinabalu, một bác sĩ khoa cấp cứu chi biết, trong phòng cấp cứu đôi khi chỉ có chưa đến 10 bác sĩ để xử lý lượng bệnh nhân quá tải gần 200%.

Ông kể: "Mỗi ca trực nên có ít nhất 5 bác sĩ, nhưng có đêm chỉ có 3 người. Thử tưởng tượng cảnh phải chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, hen suyễn, tai nạn giao thông,... cùng một lúc, làm sao chúng tôi có thể xoay sở nổi. Chúng tôi không thể ở 2 nơi cùng lúc.

Trước đây, chúng tôi chỉ dành 10 - 15 phút cho một bệnh nhân, nhưng giờ đôi khi chỉ dành 3 phút. Chúng tôi phải nhanh chóng kê đơn thuốc rồi rời đi. Chúng tôi chẳng lấy làm tự hào về điều này nhưng đây là thực tế". 

Nam bác sĩ tiếp tục chi áer, trong 12 tháng qua, 3 đồng nghiệp thân thiết của ông đã rời đi. Hai người sang Úc, 1 người sang Anh với mức lương gấp đôi so với ở đây. Đơn xin chuyển công tác của họ đã bị từ chối nhiều lần nhưng cuối cùng, họ vẫn quyết định ra đi. 

Hy vọng cải thiện hệ thống làm việc, thăng tiến, tăng lương và tăng các phúc lợi

Vị bác sĩ cho biết thêm, nhiều nhân viên muốn ở lại Malaysia nhưng Bộ Y tế cần cải thiện hệ thống lương, phúc lợi và cơ hội thăng tiến.

Theo số liệu của Hiệp hội Y khoa Malaysia, hơn 4000 nhân viên y tế đã di cư sang nước ngoài hoặc chuyển sang làm việc tại khu vực tư nhân giai đoạn 2021 - 2024, bao gồm hơn 1500 y tá và 900 bác sĩ. 

Bộ Y tế thừa nhận cả nước đang thiếu 20.000 điều dưỡng viên và 8000 bác sĩ (bao gồm cả bác sĩ chuyên khoa) và dự kiến tình trạng này sẽ tiếp tục gia tăng khi ngày càng có nhiều người nghỉ hưu, từ chức. 

Đội ngũ nhân viên ngày càng trẻ hoá, ít kinh nghiệm

Tiến sĩ Menon - Bác sĩ sản phụ khoa, 48 tuổi đến từ Klang chi biết, đơn vị của bà đôi khi phải đỡ đẻ tới 20 trẻ sơ sinh/ngày. Nhưng đội ngũ nhân viên y tế ngày càng trẻ, họ ít kinh nghiệm.

Bà bày tỏ: "Để xử lý an toàn cho những trường hợp này, phải có ít nhất 6 bác sĩ trực 24/24 nhưng đôi khi chúng tôi thậm chí không thể tập hợp được 3 người. 

Tôi ở trong phòng phẫu thuật cả ngày, rồi đi thẳng đến phòng khám ngoại trú hoặc phòng khám bệnh mà không được nghỉ ngơi. Bác sĩ nội trú giỏi nhất của chúng tôi đã rời đi và đến Dubai. Bên đó, anh ấy chỉ đỡ đẻ 5 đứa trẻ/ca mà vẫn ăn trưa, còn ở đây, tôi đỡ đẻ 10 đứa trẻ mới được đi vệ sinh". 

Bà Menon cho biết, gần đây, 1 y tá giỏi làm việc 10 năm đã nghỉ việc để sang Singapore. Vào tháng trước, cô ấy đã nhắn tin cho bà Menon: "Cuối cùng em cũng cảm thấy mình là một người bình thường trở lại". Dòng tin nhắn khiến bà Menon vô cùng đau lòng, day dứt. 

Bà Menon chia sẻ, khối lượng công việc không chỉ quá tải mà còn ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc bệnh nhân và tinh thần nhân viên y tế. 

Khi được hỏi tại sao không ra nước ngoài như các đồng nghiệp khác, bà trả lời rằng, vì ở đây bà còn cha mẹ già, cha mẹ chồng. "Nhưng tôi lo lắng hơn cho thế hệ trẻ. Chúng tôi ngày càng khó thuyết phục họ ở lại. Họ không nhìn thấy tương lai. Nếu không bổ sung lực lượng dự bị, hệ thống sẽ đứng trên bờ vực sụp đổ". 

Bà Menon tin rằng, mức lương cao, lộ trình thăng tiến rõ ràng và nhiều nơi đào tạo chuyên môn hơn có thể làm chậm sự sụp đổ. 

Mặc dù số lượng bệnh nhân tiếp tục tăng và các phương pháp điều trị ở nước ngoài tiên tiến hơn, nhưng một số người vẫn chọn ở lại vì lòng trung thành hoặc họ còn gia đình. Nhưng bà thừa nhận: "Sự kiên trì này có thể không kéo dài bao lâu, vì một số người sắp nghỉ hưu và nhiều người đang có ý định rời đi".