Mua chuối đừng chỉ nhìn giá! Người sành chọn chuối sẽ né ngay 4 loại "rẻ mà nguy" này

4 loại chuối dưới đây, người sành sẽ quay đầu bỏ đi ngay, còn người không biết lại tưởng mua được giá hời!

Tuần trước đi chợ, cô chủ quầy trái cây bất ngờ kéo tôi ra một góc, nói nhỏ như sợ ai nghe thấy: “Em ơi, lần sau mua chuối nhớ để ý kỹ nhé! Có mấy loại nhìn đẹp nhưng ăn vào là hối không kịp!”.

Cô ấy bán trái cây hơn chục năm, quen từng loại chuối, biết rõ quả nào ngon, quả nào chỉ "được cái mã". Và theo kinh nghiệm “nhìn một phát là biết”, cô chia sẻ: 4 loại chuối dưới đây, người sành sẽ quay đầu bỏ đi ngay, còn người không biết lại tưởng mua được giá hời!

1. Chuối có nhiều đốm đen loang lổ – Đừng nhầm với chuối chín cây!

Ở chợ, không hiếm gặp những nải chuối vỏ vàng óng, nhưng đầy vết đốm đen – đôi khi người bán còn gọi là “chuối chín trứng cuốc” để nghe hấp dẫn hơn. Nhưng cô chủ quầy cảnh báo: “Nếu đốm đen nhỏ, rải rác thì ổn. Nhưng nếu loang như hoa mai, vỏ chuối mềm nhũn, thâm đen – thì là chuối đang hỏng đấy!”.

Đây có thể là dấu hiệu của nấm thán thư, khiến chuối bị hỏng từ bên trong, có vị chua, đắng và dễ phát sinh vi khuẩn nếu bảo quản không tốt.

Mẹo phân biệt: Dùng móng tay cào nhẹ vết đen: Nếu bong như bột là chín tự nhiên, nếu đen sâu và lún thì nên tránh xa.

2. Chuối có cuống đen, héo – Dấu hiệu của chuối cũ, dễ dập nát

Mọi người thường chỉ nhìn vỏ chuối, ít ai để ý đến cuống. Nhưng chính cuống chuối lại là phần “bật mí” độ tươi! Nếu cuống còn xanh, tươi là chuối mới hái. Nếu cuống đen, mềm oặt thì có thể chuối đã để lâu, mất nước hoặc hỏng từ bên trong do dập nát trong quá trình vận chuyển.

Thậm chí, đây còn có thể là dấu hiệu của bệnh thối cuống – lây lan rất nhanh khiến nguyên nải chuối bị úng từ bên trong.

Cách kiểm tra: Dùng tay bóp nhẹ phần cuống, nếu mềm nhũn hoặc rời ra dễ dàng, đừng mua!

3. Chuối một bên mềm, một bên cứng – Hàng “ép chín lỗi”

Chuối ngon là chuối chín đều, từ cuống đến đầu. Nhưng nhiều loại chuối chín bằng cách xông thuốc hoặc phun hóa chất sẽ chín lệch, bên mềm bên cứng, ăn vào có thể bị đắng hoặc hôi mùi lạ.

Cô bán hàng bật mí thêm: “Có nơi còn bơm nước đường vào ruột chuối để nhìn bóng, ngọt hơn. Nhưng loại này dễ sinh vi khuẩn, ăn vào có thể đau bụng”.

Mẹo nhận biết: Ấn nhẹ vào giữa quả chuối, nếu chỗ mềm – chỗ cứng hoặc có vết lõm bất thường thì đó là chuối ép chín, không nên chọn.

4. Chuối có mùi rượu hoặc mùi... móng tay!

Chuối chín tự nhiên sẽ thơm dịu, ngọt thanh. Nhưng nếu lại có mùi hăng, mùi chua nồng hoặc mùi như sơn móng tay, thì rất có thể: Chuối bị lên men vì để quá lâu hoặc nhiệt độ cao. Hoặc tệ hơn: Chuối bị ép chín bằng hóa chất như amoniac, etylen nhân tạo, có thể gây hại sức khỏe nếu ăn thường xuyên.

Mẹo đơn giản: Cầm quả chuối lên và ngửi – nếu mùi nồng, cay mũi, không còn mùi thơm tự nhiên thì... đừng tiếc rẻ!

“Bí kíp chọn chuối” nhớ 4 bước: Nhìn – Ngửi – Bóp – Bẻ

Cô bán hàng nói vui: “Nhìn vỏ, ngửi mùi, bóp thân, bẻ cuống – đủ 4 bước thì không sợ bị lừa!”.

- Nhìn: Vỏ vàng đều, không đen loang, cuống xanh tươi

- Ngửi: Mùi thơm tự nhiên, không hăng, không chua

- Bóp: Cảm giác mềm vừa, không cứng – không nhũn

- Bẻ: Cuống còn dai, không gãy rời ngay là chuối mới

Lưu ý khi bảo quản và làm chín chuối tại nhà: Quấn cuống chuối bằng màng bọc thực phẩm để giữ tươi lâu hơn. Tuyệt đối không để vào tủ lạnh, sẽ bị thâm vỏ và cứng ruột.

Cho chuối vào túi nylon cùng với táo, cam rồi buộc kín. Táo tỏa ra khí etylen tự nhiên sẽ giúp chuối chín vàng sau 1–2 ngày.

Chuối là loại trái cây bổ dưỡng, rẻ tiền, ai cũng ăn được. Nhưng mua đúng thì ngon – còn mua sai, không chỉ dở mà còn hại sức khỏe. Đừng để vài nghìn đồng khiến bạn “trả giá” bằng cả trải nghiệm ăn uống.

Lần sau đi chợ, hãy nhớ mang theo bài này, đảm bảo người bán còn phải gật gù: “Khách sành chọn chuối là đây rồi!”.