Conic Boulevard

Cổ phiếu dệt may, thủy sản đồng loạt giảm sàn sau công bố thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump

Trái với dự đoán của nhiều chuyên gia trong nước, Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%.

Ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump ký lệnh hành pháp công bố các mức thuế quan đối ứng với mọi quốc gia.

Trái với dự đoán của nhiều chuyên gia trong nước, Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%. 

Nhà Trắng xác nhận “mức thuế 10% sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 00h01 ngày 5-4 (11h01 cùng ngày theo giờ Hà Nội), trong khi những mức thuế cao hơn đối với các đối tác khác nhau sẽ bắt đầu từ có hiệu lực từ 00h01 ngày 9-4 (11h01 cùng ngày theo giờ Hà Nội)”.

Phản ứng trước thông tin này, kết thúc phiên giao dịch sáng thị trường chứng khoán đã giảm hơn 82 điểm, tương ứng với mức giảm hơn 6,24%. Trên toàn sàn, 283 cổ phiếu đã giảm sàn.

Trong đó, những ngành có ảnh hưởng tiêu cực nhất là ngành thủy sản và dệt may với hàng loạt cổ đã giảm hết biên độ xuống mức giá sàn như ngành thủy sản có MPC, VHC, ASM, IDI, ANV, ... và dệt may có VGT, MSH, STK, GIL, TNG,...

Cổ phiếu dệt may, thủy sản đồng loạt giảm sàn sau công bố thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump- Ảnh 1.

Cổ phiếu dệt may, thủy sản đồng loạt giảm sàn sau công bố thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump- Ảnh 2.

Được biết, dệt may và thủy sản là 2 mặt hàng có trị giá xuất khẩu sang Mỹ cao, trong đó trị giá xuất khẩu hàng dệt, may sang Mỹ là hơn 16 tỷ USD, hàng thủy sản hơn 1,8 tỷ USD.

Cổ phiếu dệt may, thủy sản đồng loạt giảm sàn sau công bố thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump- Ảnh 3.

Báo cáo phân tích của VIS Rating cho biết, khi bị áp thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Các ngành này chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, và nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu xuất khẩu phụ thuộc cao vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các nhà phân tích kỳ vọng tác động sẽ phân hóa giữa các ngành và từng công ty.

Các công ty đa quốc gia sản xuất điện tử và thiết bị máy móc tại Việt Nam có khả năng phản ứng với thuế quan tốt hơn bằng cách chuyển một phần hoạt động sản xuất hoặc hàng hóa hoàn thiện sang các quốc gia khác. Nhưng các nhà sản xuất nội địa về dệt may, giày dép và đồ gỗ có thể có ít lựa chọn để chuyển hướng và tìm thị trường tiêu thụ thay thế.

Những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào doanh số xuất khẩu sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn, số lượng đơn hàng giảm sút và dòng tiền hoạt động kém hơn.

Trong số các nhà sản xuất dệt may nội địa, Công ty May Sông Hồng (MSH) có 80% doanh thu xuất khẩu từ thị trường Mỹ, TNG (TNG) 46%, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) 35%, Dệt May Thành Công (TCM) 25%. Savimex (SAV), một nhà sản xuất đồ gỗ lớn, có 50% doanh thu từ xuất khẩu là sang thị trường Mỹ.

Hàng dệt, may: Crystal Group, Vinatex, May Sông Hồng, Dệt May Thành Công

Cổ phiếu dệt may, thủy sản đồng loạt giảm sàn sau công bố thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump- Ảnh 4.