Conic Boulevard

Một bộ phận của cá hồi chứa cả mỏ collagen, còn chống ung thư nhưng nhiều người thường vứt không thương tiếc

Chắc chắn không ít người sẽ cảm thấy rất tiếc nuối sau khi biết mình đã vứt bỏ bộ phận “quý như vàng” này ở cá hồi.

Nhiều người khi chế biến cá hồi thường vứt bỏ phần da mà không biết rằng đây là một bộ phận giàu dinh dưỡng. Không chỉ cung cấp collagen giúp da căng mịn, da cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư. Nếu biết cách tận dụng, đây sẽ là một nguồn dinh dưỡng quý giá và còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Một bộ phận của cá hồi chứa cả mỏ collagen, còn chống ung thư nhưng nhiều người thường vứt không thương tiếc- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lợi ích sức khỏe nổi bật của da cá hồi

Chứa nhiều collagen giúp da và khớp khỏe mạnh

Collagen có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ đàn hồi của da, giúp da căng bóng, mịn màng và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, collagen cũng hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giúp xương khớp dẻo dai, giảm nguy cơ thoái hóa. Phần da cá hồi chứa hàm lượng collagen cao hơn nhiều so với thịt cá, nhưng lại thường bị bỏ đi một cách đáng tiếc.

Giàu omega-3 bảo vệ tim mạch

Da cá hồi chứa nồng độ axit béo omega-3 cao nhất so với các phần khác của cá. Loại axit béo này giúp giảm viêm, giảm mức triglyceride trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo các nghiên cứu, ăn cá hồi cùng da có thể giúp bảo tồn lượng omega-3 trong cá tốt hơn so với khi chỉ ăn phần thịt.

Chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư

Omega-3 trong da cá hồi ngài tốt cho tim mạch còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, nhờ tác dụng chống viêm và bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do. Bên cạnh đó, phần da cá hồi cũng chứa astaxanthin – một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của môi trường và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm ung thư.

Cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng

Không chỉ giàu collagen và omega-3, da cá hồi còn chứa nhiều vitamin B, vitamin D, niacin, phốt pho… Những chất này hỗ trợ chức năng não bộ, tăng cường miễn dịch và giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt, vitamin D có trong da cá hồi giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, ngăn ngừa loãng xương.

Ăn da cá hồi thế nào để tốt cho sức khỏe?

Chọn nguồn cá hồi sạch

Không phải loại da cá hồi nào cũng an toàn để ăn. Cá hồi nuôi tại một số khu vực có thể bị nhiễm polychlorinated biphenyls (PCB) và methylmercury, hai chất độc có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu tích tụ lâu dài. Tốt nhất, hãy chọn cá hồi đánh bắt tự nhiên từ Thái Bình Dương, thay vì cá hồi nuôi ở Đại Tây Dương, để giảm nguy cơ nhiễm độc.

Sơ chế đúng cách để loại bỏ tạp chất

Nên ngâm da cá hồi trong nước muối loãng hoặc nước chanh để khử mùi tanh. Sau đó cạo sạch lớp màng nhầy để loại bỏ bớt tạp chất. Tiếp tục rửa lại với nước sạch trước khi chế biến.

Ưu tiên cách chế biến giữ được nhiều dinh dưỡng

Một bộ phận của cá hồi chứa cả mỏ collagen, còn chống ung thư nhưng nhiều người thường vứt không thương tiếc- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Có một số lưu ý khi chế biến da cá hồi để giữ được nhiều dinh dưỡng. Ví dụ như hạn chế nấu ở nhiệt độ quá cao, giảm dầu mỡ và muối. Tốt nhất nên nấu chung phần da cá với thịt và xương cá để đảm bảo cả hương vị và dinh dưỡng.

Một số người nên hạn chế ăn da cá hồi

Dù chứa nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng một số nhóm người nên hạn chế ăn da cá hồi. Như phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ vì có thể nhạy cảm với một số chất ô nhiễm tồn dư trong cá. Người có vấn đề về gan, thận cũng không nên ăn quá nhiều. Người bị dị ứng hải sản có thể phản ứng dị ứng với protein có trong cá hồi, bao gồm cả phần da.

Nguồn và ảnh: Healthline, ETtoday