Conic Boulevard

Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng

Nếu nhà bạn cũng đang sử dụng những món đồ dưới đây, có lẽ đã đến lúc xem lại thói quen dọn dẹp để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Chúng ta thường nghĩ rằng ngôi nhà là nơi sạch sẽ và an toàn nhất, đặc biệt khi đã thường xuyên lau dọn, khử trùng. Thế nhưng, sau một thời gian để ý kỹ hơn, tôi mới nhận ra có những món đồ quen thuộc – thậm chí dùng hàng ngày – lại chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn hơn cả bồn cầu.

Điều đáng nói là chúng ta hiếm khi để tâm đến việc vệ sinh đúng cách cho những vật dụng này. Nếu nhà bạn cũng đang sử dụng những món đồ dưới đây, có lẽ đã đến lúc xem lại thói quen dọn dẹp để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Thứ nhất, miếng bọt biển rửa chén

Nhiều nhà vẫn dùng miếng bọt biển để rửa chén, thậm chí có người còn dùng luôn nó để lau bàn mỗi ngày - một công đôi việc. Nhưng trên thực tế, "người trợ giúp nhà bếp" tưởng chừng như sạch sẽ này là một trong những vật dụng dễ bị vi khuẩn nhất.

Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 1.
Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 2.

Vì miếng bọt biển rửa bát có cấu trúc lỏng lẻo và xốp, có các lỗ bên trong nên không chỉ cung cấp môi trường ẩm ướt tuyệt vời cho vi khuẩn mà còn cho phép các vi khuẩn ẩn nấp trong các lỗ khác nhau. Theo các nghiên cứu, miếng bọt biển rửa chén sử dụng lâu dài có tới 54 tỷ vi khuẩn trên mỗi cm khối và gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con người, đặc biệt là những người có khả năng miễn dịch thấp.

Một số người có thể hỏi, phơi khô miếng bọt biển rửa chén sau khi sử dụng có được không? Trên thực tế, không có nhiều sự khác biệt về số lượng vi khuẩn giữa miếng bọt biển khô và miếng bọt biển ẩm.

Thay miếng bọt biển rửa chén mới mỗi tuần, hoặc thay thế bằng xơ mướp, khăn sợi tre và giặt chúng trong máy rửa bát để sạch hơn.

Thứ hai, thảm phòng khách

Sau khi cải tạo một ngôi nhà mới, nhiều người thích trải một tấm thảm lớn trong phòng khách. Điều này không chỉ có thể cải thiện sự thoải mái cho ngôi nhà mà còn làm cho không gian có màu sắc hơn.

Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 3.
Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 4.

Nhưng trên thực tế, thảm cũng là một vật dụng chứa nhiều bụi bẩn nghiêm trọng trong nhà. Ví dụ, mồ hôi, bã nhờn và gàu trên bàn chân, vi khuẩn và chất kết dính bụi trong không khí có thể "lặng lẽ" lắng đọng sâu trong sợi vải của thảm. Đây là một mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Vì vậy, nếu bạn có thảm trong nhà và thích nằm trên chúng hàng ngày thì bạn phải nhớ vệ sinh chúng thường xuyên.

Thứ ba, máy giặt

Máy giặt là một trong những thiết bị hữu dụng nhất trong nhà vì nó "giải phóng" khá nhiều công việc nội trợ của chúng ta.

Tuy nhiên, điều mà nhiều người chưa biết là máy giặt cũng cần được vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là vòng dây cao su vì có nhiều khả năng sinh ra nấm mốc.

Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 5.
Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 6.

Do vòng cao su thường có độ ẩm lớn hơn, kéo dài hơn nên rất dễ gặp vấn đề nấm mốc và đen bên trong.

Nếu không vệ sinh máy giặt, quần áo đã giặt sẽ có mùi chua, gây nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe của da.

Thứ tư, điều hòa không khí

Ai cũng biết, điều hòa không khí phải được vệ sinh thường xuyên thì sử dụng mới hiệu quả. Thế nhưng, nhiều người sẽ chỉ tập trung vào làm sạch màng lọc và nghĩ rằng khi màng lọc sạch sẽ thì điều hòa sẽ sạch sẽ.

Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 7.
Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 8.

Nhưng trên thực tế, các lỗ thông hơi điều hòa là "khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất" bởi bụi, vi khuẩn và nấm mốc. Nếu không được vệ sinh trong thời gian dài, khi sử dụng điều hòa, những thứ bẩn này sẽ bị thổi vào không khí, từ đó sẽ gây ô nhiễm môi trường trong nhà và khó chịu cho đường hô hấp.

Vì thế, hãy lau các lưới thoát khí bằng vải khô hoặc bàn chải hàng tháng, và yêu cầu chuyên gia làm sạch sâu điều hòa trước khi chuyển mùa.

Thứ năm, vòi hoa sen

Vòi hoa sen được sử dụng hàng ngày và chắc hẳn bạn cũng như tôi, đã từng trải qua những lúc thấy lượng nước từ vòi hoa sen trở nên nhỏ hơn và dòng nước từ lỗ thoát ra bị chia đôi.

Trên thực tế, vấn đề này xảy ra có nghĩa là một lượng lớn cặn, tạp chất và vi khuẩn đã tích tụ bên trong vòi hoa sen. Nếu bạn không làm sạch trong thời gian dài, nó sẽ gây kích ứng cho da của bạn.

Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 9.
Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 10.
Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 11.

Ví dụ điển hình nhất là sau khi tắm, cơ thể sẽ ngứa ngáy không thể giải thích được. Đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm thường dễ bị phát ban đỏ và phản ứng ngứa khô.

Do đó, hãy đảm bảo vệ sinh đầu vòi hoa sen thường xuyên, thường là 2-3 tháng một lần. Bạn có thể tháo rời đầu vòi hoa sen, ngâm trong axit xitric trong nửa phút rồi chải sạch, cuối cùng dùng kim làm sạch các lỗ thoát nước.

Thứ sáu, gối cao su

Gối cao su rất thoáng khí, mềm mại và đàn hồi nên được nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, ngay cả khi nó có đặc tính kháng khuẩn nhất định, nếu bạn ngủ lâu và không vệ sinh trong thời gian dài cũng sẽ là nơi che giấu bụi bẩn, chẳng hạn như nước bọt, mồ hôi, lông vũ... Do đó, nó trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn và bọ ve.

Sau một thời gian sử dụng, tôi nhận ra 6 món đồ trong nhà bẩn hơn so với tưởng tượng, nhiều người hiếm khi vệ sinh cho đúng- Ảnh 12.

Không chỉ vậy, khi gối cao su có màu vàng thì tức là đã bị oxy hóa, dễ mủn ra. Vụn cao su này cũng có thể gây hại cho hệ hô hấp của chúng ta.

Vì vậy, gối cao su cũng nên được làm sạch đều đặn, thường là 3 tháng một lần. Nên giặt thủ công bằng nước ấm ở nhiệt độ 30°C, sau đó phơi ở nơi thoáng mát để khô tự nhiên. Tuổi thọ của gối cao su thường khoảng 3 năm, một khi gối bị mủn, bạn nên vứt bỏ và thay thế.